Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
354387

Kế hoạch về việc triển khai tháng vệ sinh an toàn thực phẩm

Đăng lúc: 17/04/2018 (GMT+7)
100%

Thực hiện kế hoạch số 07/KH - BCĐ ngày 13/4/2018 của BCĐ VS ATTP huyện Thiệu hóa về triển khai tháng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2018

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Xà THIỆU DUY Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 07 /TB – UBND Thiệu Duy, ngày 17 tháng 4 năm 2018

KẾ HOẠCH
“ V/v: Triển khai tháng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2018”

Thực hiện kế hoạch số 07/KH – BCĐ ngày 13/4/2018 của ban chỉ đạo VS ATTP huyện Thiệu Hóa về triển khai tháng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2018.

Thực phẩm an toàn là nhu cầu thiết yếu và đòi hỏi chính đáng của người dân. Vấn đề an toàn thực phẩm đang được Đảng, nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm, cả hệ thống chính trị từ TW đến địa phương đã và đang tích cực vào cuộc. Ban chấp hành đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nghị quyết số: 04 – NQ/TU ngày 18/8/2016 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; ban thường vụ huyện ủy đã ban hành nghị quyết số 12/NQ – HU ngày 09/2/2018 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo VS ATTP trên địa bàn huyện đến năm 2020.

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Tăng cường đảm bảo An toàn thực phẩm ( ATTP) cho cộng đồng.

- Kịp thời phát hiện, ngặn chặn xử lý các vi phạm về ATTP, hạn chế thấp nhất ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân;

- Trong quá trình kiểm tra làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục các kiến thức, các quy định của pháp luật về bảo đảm Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (CLVSATTP), nâng cao ý thức, tuân thủ pháp luật về bảo đảm CLVSATTP của các hộ sản xuất, chế biến kinh doanh lương thực thực phẩm và cồng đồng.

2. Yêu cầu:

- Công tác kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những cơ sở thực phẩm được sử dụng nhiều trong các ngày lễ tết cũng như hàng ngày, trong đó đặc biệt chú trọng các cơ sở có dấu hiệu vi phạm về ATTP, các mặt hàng thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn:

- Trong quá trình kiểm tra ATTP, kết hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục các quy định của pháp luật, các kiến thức về bảo đảm ATTP cho người sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm; hướng dẫn người dân trong việc lựa chọn mua, tiêu dùng thực phẩm; hướng dẫn người dân trong việc chọn mua, tiêu dùng các sản phẩm thực phẩm an toàn, tẩy chay các cơ sở thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, các sản phẩm không bảo đảm an toàn, gia cầm, các sản phẩm gia cầm nhập lậu.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG KIỂM TRA.

1.Đối tượng kiểm tra:

Các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh lương thực thực phẩm, nhập khẩu thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; trong đó cần yêu tiên tập trung vào những cơ sở sản xuất kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều như:

- Thịt, giò, chả, nem, rau, củ, quả.

- Rượu, bia, nước giải khát, bánh kẹo, mứt, dầu ăn, đường, sữa.

- Phụ gia thực phẩm, chất hỗ chợ chế biến thực phẩm.

2.Nội dung thanh tra, kiểm tra:

Tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo CLVSATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống theo quy định tại các văn bản ( có phụ lục kèm theo)

Một số nội dung cụ thể cần kiểm tra

- Hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm đối với những sản phẩm bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn;

- Nhãn sản phẩm hàng hóa.

- Hồ sơ nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, nguyên liệu, phụ gia sản phẩm;

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP ( đối với các loại hình bắt buộc)

- Giấy chứng nhận sức khỏe đối với người lao động

- Giấy xác nhận kiến thức VSATTP.

- Điều kiện VSATTP tại cơ sở, bao gồm: điều kiện cơ sở, điều kiện trang thiết bị dụng cụ chế biến lương thực, thực phẩm, nguồn nước và vệ sinh môi trường, điều kiện về con người…

- Các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Lấy mẫu kiểm tra về CL VSATTP ( khi cần thiết)

III. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA.

- Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra trực tiếp tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực, thực phẩm, dịch vụ ăn uống.

- Lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính ( nếu có) đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

IV. XỬ LÝ VI PHẠM.

1.Cơ sở pháp lý để xử lý vi phạm.

- Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

- Nghị định 178/2013/NĐ – CP ngày 14/11/2013 của thủ tướng chính phủ quy định xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

- Nghị định 80/2013/NĐ – CP ngày 19/7/2013 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Nghị định số 185/2013/NĐ – CP ngày 15/11/2013 của chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại;

- Các văn bản quy phạm pháp luật khác về xử lý vi phạm hành chính.

2 Xử lý vi phạm

Trong quá trình kiểm tra. Đoàn kiểm tra phát hiện lập biên bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực, thực phẩm dịch vụ ăn uống vi phạm theo quy định của pháp luật.

V.TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

- Từ ngày 18/4/2018 đến ngày 20/4/2018 tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã để người dân hiểu được công tác VSATTP.

- Từ ngày 22/4/2018 – 30/4/2018 Làm cam kết với các hộ kinh doanh, sản xuất thực phẩm. Tập chung vào những hộ, cơ sở kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm; thực phẩm.

- Từ ngày 01/5/2018 đến ngày 15/5/2018 tổ công tác của UBND xã tiến hành kiểm tra các hộ gia đình; các cơ sở kinh doanh buôn bán trên địa bàn.

Trên đây là kế hoạch kiểm tra “ triển khai tháng hành động vì ATTP” năm 2018. Ban chỉ đạo về quản lý VSATTP xã đề nghị tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng sự phối hợp của MTTQ, đoàn thể chính trị xã hội, các thôn làm tốt công tác tuyên truyền, để người kinh doanh và người tiêu dùng hiểu rõ nêu cao tinh thần trách nhiệm về đạo đức kinh doanh đảm bão cho người tiêu dùng đảm bão VSATTP .

Nơi nhận: KT. CHỦ TỊCH

- Phòng y tế ( b/cáo) PCT
- TTHĐND; UBND ( b/cáo)
- BCĐ, Đoàn KT ( t/hiện)
- Lưu BCĐ.

Nguyễn Duy Cam

Kế hoạch về việc triển khai tháng vệ sinh an toàn thực phẩm

Đăng lúc: 17/04/2018 (GMT+7)
100%

Thực hiện kế hoạch số 07/KH - BCĐ ngày 13/4/2018 của BCĐ VS ATTP huyện Thiệu hóa về triển khai tháng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2018

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Xà THIỆU DUY Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 07 /TB – UBND Thiệu Duy, ngày 17 tháng 4 năm 2018

KẾ HOẠCH
“ V/v: Triển khai tháng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2018”

Thực hiện kế hoạch số 07/KH – BCĐ ngày 13/4/2018 của ban chỉ đạo VS ATTP huyện Thiệu Hóa về triển khai tháng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2018.

Thực phẩm an toàn là nhu cầu thiết yếu và đòi hỏi chính đáng của người dân. Vấn đề an toàn thực phẩm đang được Đảng, nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm, cả hệ thống chính trị từ TW đến địa phương đã và đang tích cực vào cuộc. Ban chấp hành đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nghị quyết số: 04 – NQ/TU ngày 18/8/2016 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; ban thường vụ huyện ủy đã ban hành nghị quyết số 12/NQ – HU ngày 09/2/2018 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo VS ATTP trên địa bàn huyện đến năm 2020.

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Tăng cường đảm bảo An toàn thực phẩm ( ATTP) cho cộng đồng.

- Kịp thời phát hiện, ngặn chặn xử lý các vi phạm về ATTP, hạn chế thấp nhất ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân;

- Trong quá trình kiểm tra làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục các kiến thức, các quy định của pháp luật về bảo đảm Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (CLVSATTP), nâng cao ý thức, tuân thủ pháp luật về bảo đảm CLVSATTP của các hộ sản xuất, chế biến kinh doanh lương thực thực phẩm và cồng đồng.

2. Yêu cầu:

- Công tác kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những cơ sở thực phẩm được sử dụng nhiều trong các ngày lễ tết cũng như hàng ngày, trong đó đặc biệt chú trọng các cơ sở có dấu hiệu vi phạm về ATTP, các mặt hàng thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn:

- Trong quá trình kiểm tra ATTP, kết hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục các quy định của pháp luật, các kiến thức về bảo đảm ATTP cho người sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm; hướng dẫn người dân trong việc lựa chọn mua, tiêu dùng thực phẩm; hướng dẫn người dân trong việc chọn mua, tiêu dùng các sản phẩm thực phẩm an toàn, tẩy chay các cơ sở thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, các sản phẩm không bảo đảm an toàn, gia cầm, các sản phẩm gia cầm nhập lậu.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG KIỂM TRA.

1.Đối tượng kiểm tra:

Các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh lương thực thực phẩm, nhập khẩu thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; trong đó cần yêu tiên tập trung vào những cơ sở sản xuất kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều như:

- Thịt, giò, chả, nem, rau, củ, quả.

- Rượu, bia, nước giải khát, bánh kẹo, mứt, dầu ăn, đường, sữa.

- Phụ gia thực phẩm, chất hỗ chợ chế biến thực phẩm.

2.Nội dung thanh tra, kiểm tra:

Tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo CLVSATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống theo quy định tại các văn bản ( có phụ lục kèm theo)

Một số nội dung cụ thể cần kiểm tra

- Hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm đối với những sản phẩm bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn;

- Nhãn sản phẩm hàng hóa.

- Hồ sơ nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, nguyên liệu, phụ gia sản phẩm;

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP ( đối với các loại hình bắt buộc)

- Giấy chứng nhận sức khỏe đối với người lao động

- Giấy xác nhận kiến thức VSATTP.

- Điều kiện VSATTP tại cơ sở, bao gồm: điều kiện cơ sở, điều kiện trang thiết bị dụng cụ chế biến lương thực, thực phẩm, nguồn nước và vệ sinh môi trường, điều kiện về con người…

- Các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Lấy mẫu kiểm tra về CL VSATTP ( khi cần thiết)

III. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA.

- Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra trực tiếp tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực, thực phẩm, dịch vụ ăn uống.

- Lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính ( nếu có) đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

IV. XỬ LÝ VI PHẠM.

1.Cơ sở pháp lý để xử lý vi phạm.

- Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

- Nghị định 178/2013/NĐ – CP ngày 14/11/2013 của thủ tướng chính phủ quy định xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

- Nghị định 80/2013/NĐ – CP ngày 19/7/2013 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Nghị định số 185/2013/NĐ – CP ngày 15/11/2013 của chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại;

- Các văn bản quy phạm pháp luật khác về xử lý vi phạm hành chính.

2 Xử lý vi phạm

Trong quá trình kiểm tra. Đoàn kiểm tra phát hiện lập biên bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực, thực phẩm dịch vụ ăn uống vi phạm theo quy định của pháp luật.

V.TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

- Từ ngày 18/4/2018 đến ngày 20/4/2018 tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã để người dân hiểu được công tác VSATTP.

- Từ ngày 22/4/2018 – 30/4/2018 Làm cam kết với các hộ kinh doanh, sản xuất thực phẩm. Tập chung vào những hộ, cơ sở kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm; thực phẩm.

- Từ ngày 01/5/2018 đến ngày 15/5/2018 tổ công tác của UBND xã tiến hành kiểm tra các hộ gia đình; các cơ sở kinh doanh buôn bán trên địa bàn.

Trên đây là kế hoạch kiểm tra “ triển khai tháng hành động vì ATTP” năm 2018. Ban chỉ đạo về quản lý VSATTP xã đề nghị tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng sự phối hợp của MTTQ, đoàn thể chính trị xã hội, các thôn làm tốt công tác tuyên truyền, để người kinh doanh và người tiêu dùng hiểu rõ nêu cao tinh thần trách nhiệm về đạo đức kinh doanh đảm bão cho người tiêu dùng đảm bão VSATTP .

Nơi nhận: KT. CHỦ TỊCH

- Phòng y tế ( b/cáo) PCT
- TTHĐND; UBND ( b/cáo)
- BCĐ, Đoàn KT ( t/hiện)
- Lưu BCĐ.

Nguyễn Duy Cam

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT