Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
354387

Mất cân bằng giới tính khi sinh nguyên nhân và thực trạng

Đăng lúc: 16/05/2018 (GMT+7)
100%

Mất cân bằng giới tính khi sinh

BÀI TUYÊN TRUYỀN

MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH - THỰC TRẠNG

VÀ NGUYÊN NHÂN

Mất cân bằng giới tính khi sinh đang là mối lo ngại ngày càng tăng tại một số quốc gia châu Á nơi có tới 117 triệu phụ nữ và trẻ em gái được báo cáo "mất tích". Tại Việt Nam, mất cân bằng giới tính khi sinh đã tăng từ 106,2 bé trai trên 100 bé gái năm 2000 lên 113,8 bé trai trên 100 bé gái năm 2013 và xu hướng này đang tiếp tục gia tăng. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một viễn cảnh dư thừa từ 2,3 đến 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ để kết hôn.

Tại Việt Nam, năm 2000, tỷ số giới tính khi sinh vẫn ở mức bình thường nhưng từ năm 2006 đã có biểu hiện tăng, năm 2009 chỉ số này là 110,6 bé trai/ 100 bé gái tương đương mức năm 1990 của Trung Quốc. Mất cân bằng giới tính khi sinh đang là tình trạng phổ biến ở các địa phương trong cả nước. Vùng thành thị cao hơn nông thôn, cao nhất vùng đồng bằng sông Hồng 115,3, sau đó đến vùng Đông Nam bộ 111, đồng bằng sông Cửu Long 109,9, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 109,7, trung du miền núi phía bắc 108,5, thấp nhất vùng Tây nguyên 105,5.

Thực tế cho thấy, mất cân bằng giới tính khi sinh chủ yếu là do phong tục tập quán, tâm lý xã hội truyền thống, tư tưởng nho giáo phải có con trai nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên ăn sâu vào tiềm thức người dân. Do áp lực sinh, mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1-2 con nhưng các cặp vợ chồng mong muốn trong số đó nhất thiết phải có con trai vì vậy đã tìm các dịch vụ y tế, xã hội để lựa chọn giới tính khi sinh. Do tính chất công việc phải đòi hỏi lao động cơ bắp của con trai, trụ cột về lao động. Do chế độ an sinh chưa bảo đảm, hiện nay hầu hết dân số sống ở nông thôn không có lương hưu bảo hiểm tuổi già, họ cần con trai để phụng dưỡng chăm sóc. Trách nhiệm đó chủ yếu thuộc về con trai và họ sẽ cảm thấy lo lắng, không an tâm trong tương lai nếu chưa có con trai. Do chính sách đối với nữ giới chưa thoả đáng, bình đẳng giới chưa được quan tâm đầy đủ.

Nguyên nhân trực tiếp là lạm dụng tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới tính thai nhi ngay từ trước lúc mang thai như chế độ ăn uống, ngày phóng noãn, chọn phương pháp thụ tinh, siêu âm, bắt mạch, chọc hút dịch ối, nạo phá thai... Những vấn đề này đã tạo ra những áp lực lớn cho người phụ nữ về việc phải sinh được con trai cũng như ảnh hưởng tới địa vị kinh tế xã hội, sức khỏe sinh sản, tình dục và sự sinh tồn của người phụ nữ.

Hình ảnh mất cân bằng giới tính

Hậu quả của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam đã được Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cảnh báo: nếu xu hướng này lặp lại ở Việt Nam và lan rộng diễn ra với tốc độ nhanh sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng trong tương lai, ảnh hưởng đáng kể đến cơ cấu giới tính và nhân khẩu học.

Cũng theo dự báo của tổ chức UNFPA nếu tiếp tục tăng như vậy các năm tiếp theo sẽ tác động nặng nề đến thế hệ nam thanh niên được sinh ra sau năm 2005 vì khi bước vào độ tuổi lập gia đình vào những năm 2030 thì nhóm nam giới này sẽ dư thừa so với phụ nữ cùng lứa tuổi 10%. Nếu không có can thiệp hiệu quả để giảm mất cân bằng giới tính khi sinh thì sau 20 năm nữa Việt Nam sẽ có 4,3 triệu thanh niên ít có cơ hội lấy được vợ trong nước. Dù làm tốt can thiệp để giảm mất cân bằng giới tính khi sinh thì con số đó cũng còn tới 2,3 triệu.

Hình ảnh kén chồng của một cô gái Hàn Quốc

Điều đó cũng đồng nghĩa, trong tương lai không xa, đất nước ta cũng phải đối mặt với vấn đề có rất nhiều nam giới không có phụ nữ cân đối. Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ tạo sự khan hiếm phụ nữ trong tương lai gây thêm áp lực về kết hôn độ tuổi trẻ hơn, tảo hôn, tăng nhu cầu mại dâm buôn bán phụ nữ, bạo hành giới, đó cũng là nguy cơ mà phụ nữ và các em gái phải đối mặt.

Ban Dân số- KHHGĐ

Mất cân bằng giới tính khi sinh nguyên nhân và thực trạng

Đăng lúc: 16/05/2018 (GMT+7)
100%

Mất cân bằng giới tính khi sinh

BÀI TUYÊN TRUYỀN

MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH - THỰC TRẠNG

VÀ NGUYÊN NHÂN

Mất cân bằng giới tính khi sinh đang là mối lo ngại ngày càng tăng tại một số quốc gia châu Á nơi có tới 117 triệu phụ nữ và trẻ em gái được báo cáo "mất tích". Tại Việt Nam, mất cân bằng giới tính khi sinh đã tăng từ 106,2 bé trai trên 100 bé gái năm 2000 lên 113,8 bé trai trên 100 bé gái năm 2013 và xu hướng này đang tiếp tục gia tăng. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một viễn cảnh dư thừa từ 2,3 đến 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ để kết hôn.

Tại Việt Nam, năm 2000, tỷ số giới tính khi sinh vẫn ở mức bình thường nhưng từ năm 2006 đã có biểu hiện tăng, năm 2009 chỉ số này là 110,6 bé trai/ 100 bé gái tương đương mức năm 1990 của Trung Quốc. Mất cân bằng giới tính khi sinh đang là tình trạng phổ biến ở các địa phương trong cả nước. Vùng thành thị cao hơn nông thôn, cao nhất vùng đồng bằng sông Hồng 115,3, sau đó đến vùng Đông Nam bộ 111, đồng bằng sông Cửu Long 109,9, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 109,7, trung du miền núi phía bắc 108,5, thấp nhất vùng Tây nguyên 105,5.

Thực tế cho thấy, mất cân bằng giới tính khi sinh chủ yếu là do phong tục tập quán, tâm lý xã hội truyền thống, tư tưởng nho giáo phải có con trai nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên ăn sâu vào tiềm thức người dân. Do áp lực sinh, mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1-2 con nhưng các cặp vợ chồng mong muốn trong số đó nhất thiết phải có con trai vì vậy đã tìm các dịch vụ y tế, xã hội để lựa chọn giới tính khi sinh. Do tính chất công việc phải đòi hỏi lao động cơ bắp của con trai, trụ cột về lao động. Do chế độ an sinh chưa bảo đảm, hiện nay hầu hết dân số sống ở nông thôn không có lương hưu bảo hiểm tuổi già, họ cần con trai để phụng dưỡng chăm sóc. Trách nhiệm đó chủ yếu thuộc về con trai và họ sẽ cảm thấy lo lắng, không an tâm trong tương lai nếu chưa có con trai. Do chính sách đối với nữ giới chưa thoả đáng, bình đẳng giới chưa được quan tâm đầy đủ.

Nguyên nhân trực tiếp là lạm dụng tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới tính thai nhi ngay từ trước lúc mang thai như chế độ ăn uống, ngày phóng noãn, chọn phương pháp thụ tinh, siêu âm, bắt mạch, chọc hút dịch ối, nạo phá thai... Những vấn đề này đã tạo ra những áp lực lớn cho người phụ nữ về việc phải sinh được con trai cũng như ảnh hưởng tới địa vị kinh tế xã hội, sức khỏe sinh sản, tình dục và sự sinh tồn của người phụ nữ.

Hình ảnh mất cân bằng giới tính

Hậu quả của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam đã được Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cảnh báo: nếu xu hướng này lặp lại ở Việt Nam và lan rộng diễn ra với tốc độ nhanh sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng trong tương lai, ảnh hưởng đáng kể đến cơ cấu giới tính và nhân khẩu học.

Cũng theo dự báo của tổ chức UNFPA nếu tiếp tục tăng như vậy các năm tiếp theo sẽ tác động nặng nề đến thế hệ nam thanh niên được sinh ra sau năm 2005 vì khi bước vào độ tuổi lập gia đình vào những năm 2030 thì nhóm nam giới này sẽ dư thừa so với phụ nữ cùng lứa tuổi 10%. Nếu không có can thiệp hiệu quả để giảm mất cân bằng giới tính khi sinh thì sau 20 năm nữa Việt Nam sẽ có 4,3 triệu thanh niên ít có cơ hội lấy được vợ trong nước. Dù làm tốt can thiệp để giảm mất cân bằng giới tính khi sinh thì con số đó cũng còn tới 2,3 triệu.

Hình ảnh kén chồng của một cô gái Hàn Quốc

Điều đó cũng đồng nghĩa, trong tương lai không xa, đất nước ta cũng phải đối mặt với vấn đề có rất nhiều nam giới không có phụ nữ cân đối. Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ tạo sự khan hiếm phụ nữ trong tương lai gây thêm áp lực về kết hôn độ tuổi trẻ hơn, tảo hôn, tăng nhu cầu mại dâm buôn bán phụ nữ, bạo hành giới, đó cũng là nguy cơ mà phụ nữ và các em gái phải đối mặt.

Ban Dân số- KHHGĐ

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT