Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
354387

Phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão

Đăng lúc: 18/07/2018 (GMT+7)
100%

Bài tuyên truyền về phòng chống thiên tai.


1 .Lịch sử ngày truyền thống:

Từ trước tới nay ông, cha ta đã rất quan tâm đến việc đối phó với thiên tai bão, lũ để phát triển sản xuất, phát triển đất nước. Nhiều công trình trị thủy, đặc biệt là hệ thống đê điều đã được xây dựng và tu bổ để đối phó với lũ, lụt nhằm bảo
vệ sản xuất, an toàn tính mạng và tài sản của người dân.Để khẳng định tầm quan trọng của công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai ở nước ta; nhằm động viên cán bộ, nhân dân trong xã nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu trong công tác phòng, chống lụt, bão, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra;

Từ đó đến nay, hàng năm Đảng chính quyền cấp trên luôn nhắc nhở các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai ở địa phương

2. Ý nghĩa, truyền thống của công tác phòng chống thiên tai, lụt bão

Ngày 22/5 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai của Việt Nam. Ý nghĩa của ngày này không chỉ là dịp để tôn vinh những người làm công tác phòng, chống thiên tai mà còn để nhắc nhở mọi người hãy chủ động trong công phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai .

Những năm gần đây, công tác phòng, chống lụt bão ở nước ta được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao, với phương châm“4 tại chỗ”, chủ động ứng phó với những tình huống xấu có thể xảy ra. Chính phủ đã xây dựng chiến lược và đề ra nhiều biện pháp phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, huy động nhiều nguồn lực để phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão, lũ, thiên tai gây ra như: củng cố hệ thống đê điều, xây dựng các hồ chứa nước để điều tiết lũ; tăng cường hệ thống dự báo, cảnh báo và thực hiện việc quy hoạch dân cư, quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển đổi mùa vụ sản xuất để hạn chế thiệt hại; tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao ý thức cộng đồng…. Mỗi năm, Chính phủ đã dành hàng nghìn tỷ đồng cho việc xây dựng, tu bổ đê điều, khắc phục hậu quả thiên tai. Hầu hết các công trình này đều đã và đang tham gia hiệu quả vào việc phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai cho đất nước.
3. Tình hình thiên tai bão, lũ ở nước ta trong những năm gần đây

Biến đổi khí hậu mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng là thách thức lớn nhất đối với cả nhân loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ làm cho các thiên tai trở nên khốc liệt hơn và có thể trở thành thảm hoạ, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, có thể xoá đi những thành quả nhiều năm của sự phát triển của thế giới nói chungvà việt nam nói riêngThiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đã và đang gia tăng ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có trong thời gian qua, đang là nỗi lo ngại của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu nên những cơn bão có sức tàn phá lớn xuất hiện ngày càng nhiều, gây phá huỷ nhà cửa, công trình hoa màu cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người.Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại gần 1 trong 5 “ổ” bão lớn của thế giới, nên diễn biến thời tiết, thủy văn rất phức tạp. Mùa bão trùng với mùa mưa, cộng thêm địa hình núi cao sườn dốc, đồng bằng hẹp, trũng là mối đe dọa thường trực đối với sinh hoạt và sản xuất của người dân. Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, lụt, bão diễn biến hết sức phức tạp, bất thường với quy mô và hậu quả ngày càng nặng nề hơn, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, phá hủy, làm thiệt hại nhiều tài sản; đẩy cuộc sống của nhân dân vùng bão,lũ thiên tai vào hoàn cảnh hết sức khó khăn

Trong hơn 30 năm qua ở nước ta, bình quân mỗi năm, thiên tai đã làm chết và mất tích khoảng 500 người, bị thương hàng nghìn người,thiệthạivề kinh tế từ 1,0 - 1,5%GDP.
Trong năm vừa qua,tình hình thiên tai, lụt bão ở nước ta giảm về số vụ so với trung bình nhiều năm gần đây, tuy nhiên có nhiều diễn biến bất thường,bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện sớm hơn; mưa lớn, lũ quét xẩy ra nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung. Trong năm;mưa lớn, lũ quét xẩy ra nhiều tại các tỉnh vùng núi phía Bắc và khu vực miền Trung như Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam....gây thiệt hại lớn về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân.

4. Phát huy truyền thống, tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai, lụt bão năm 2018

Để chủ động phòng, chống, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, bão lụt gây ra, các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước cần nêu cao tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm, nghiêm túc xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai, lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn; tổ chức phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các lực lượng, ứng phó kịp thời, có hiệu quả với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra,luôn sẵn sàng, đoàn kết, hiệp đồng chặt chẽ, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tài sản và cuộc sống của nhân dân.

Thực hiện tốt phương châm “Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả, lấy phòng ngừa là chính”. Tăng cường nắm, theo dõi
sát tình hình để đề xuất các chủ trương chỉ đạo kịp thời Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông khi có thiên tai, bão lụt, sự cố xẩy ra, đề phòng tội phạm lợi dụng để trộm cắp tài sản nhà nước và nhân dân;

Phát huy truyền thống vẻ vang 72 năm phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai, Đảng chính quyền và nhân dân ta, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Phòng tư pháp

Phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão

Đăng lúc: 18/07/2018 (GMT+7)
100%

Bài tuyên truyền về phòng chống thiên tai.


1 .Lịch sử ngày truyền thống:

Từ trước tới nay ông, cha ta đã rất quan tâm đến việc đối phó với thiên tai bão, lũ để phát triển sản xuất, phát triển đất nước. Nhiều công trình trị thủy, đặc biệt là hệ thống đê điều đã được xây dựng và tu bổ để đối phó với lũ, lụt nhằm bảo
vệ sản xuất, an toàn tính mạng và tài sản của người dân.Để khẳng định tầm quan trọng của công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai ở nước ta; nhằm động viên cán bộ, nhân dân trong xã nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu trong công tác phòng, chống lụt, bão, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra;

Từ đó đến nay, hàng năm Đảng chính quyền cấp trên luôn nhắc nhở các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai ở địa phương

2. Ý nghĩa, truyền thống của công tác phòng chống thiên tai, lụt bão

Ngày 22/5 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai của Việt Nam. Ý nghĩa của ngày này không chỉ là dịp để tôn vinh những người làm công tác phòng, chống thiên tai mà còn để nhắc nhở mọi người hãy chủ động trong công phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai .

Những năm gần đây, công tác phòng, chống lụt bão ở nước ta được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao, với phương châm“4 tại chỗ”, chủ động ứng phó với những tình huống xấu có thể xảy ra. Chính phủ đã xây dựng chiến lược và đề ra nhiều biện pháp phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, huy động nhiều nguồn lực để phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão, lũ, thiên tai gây ra như: củng cố hệ thống đê điều, xây dựng các hồ chứa nước để điều tiết lũ; tăng cường hệ thống dự báo, cảnh báo và thực hiện việc quy hoạch dân cư, quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển đổi mùa vụ sản xuất để hạn chế thiệt hại; tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao ý thức cộng đồng…. Mỗi năm, Chính phủ đã dành hàng nghìn tỷ đồng cho việc xây dựng, tu bổ đê điều, khắc phục hậu quả thiên tai. Hầu hết các công trình này đều đã và đang tham gia hiệu quả vào việc phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai cho đất nước.
3. Tình hình thiên tai bão, lũ ở nước ta trong những năm gần đây

Biến đổi khí hậu mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng là thách thức lớn nhất đối với cả nhân loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ làm cho các thiên tai trở nên khốc liệt hơn và có thể trở thành thảm hoạ, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, có thể xoá đi những thành quả nhiều năm của sự phát triển của thế giới nói chungvà việt nam nói riêngThiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đã và đang gia tăng ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có trong thời gian qua, đang là nỗi lo ngại của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu nên những cơn bão có sức tàn phá lớn xuất hiện ngày càng nhiều, gây phá huỷ nhà cửa, công trình hoa màu cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người.Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại gần 1 trong 5 “ổ” bão lớn của thế giới, nên diễn biến thời tiết, thủy văn rất phức tạp. Mùa bão trùng với mùa mưa, cộng thêm địa hình núi cao sườn dốc, đồng bằng hẹp, trũng là mối đe dọa thường trực đối với sinh hoạt và sản xuất của người dân. Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, lụt, bão diễn biến hết sức phức tạp, bất thường với quy mô và hậu quả ngày càng nặng nề hơn, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, phá hủy, làm thiệt hại nhiều tài sản; đẩy cuộc sống của nhân dân vùng bão,lũ thiên tai vào hoàn cảnh hết sức khó khăn

Trong hơn 30 năm qua ở nước ta, bình quân mỗi năm, thiên tai đã làm chết và mất tích khoảng 500 người, bị thương hàng nghìn người,thiệthạivề kinh tế từ 1,0 - 1,5%GDP.
Trong năm vừa qua,tình hình thiên tai, lụt bão ở nước ta giảm về số vụ so với trung bình nhiều năm gần đây, tuy nhiên có nhiều diễn biến bất thường,bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện sớm hơn; mưa lớn, lũ quét xẩy ra nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung. Trong năm;mưa lớn, lũ quét xẩy ra nhiều tại các tỉnh vùng núi phía Bắc và khu vực miền Trung như Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam....gây thiệt hại lớn về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân.

4. Phát huy truyền thống, tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai, lụt bão năm 2018

Để chủ động phòng, chống, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, bão lụt gây ra, các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước cần nêu cao tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm, nghiêm túc xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai, lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn; tổ chức phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các lực lượng, ứng phó kịp thời, có hiệu quả với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra,luôn sẵn sàng, đoàn kết, hiệp đồng chặt chẽ, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tài sản và cuộc sống của nhân dân.

Thực hiện tốt phương châm “Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả, lấy phòng ngừa là chính”. Tăng cường nắm, theo dõi
sát tình hình để đề xuất các chủ trương chỉ đạo kịp thời Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông khi có thiên tai, bão lụt, sự cố xẩy ra, đề phòng tội phạm lợi dụng để trộm cắp tài sản nhà nước và nhân dân;

Phát huy truyền thống vẻ vang 72 năm phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai, Đảng chính quyền và nhân dân ta, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Phòng tư pháp

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT