Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
354387

Tổng kết 20 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000 – 2020

Đăng lúc: 19/08/2020 (GMT+7)
100%

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ THIỆU DUY

BCĐ PHONG TRÀO

“ TOÀN DÂN ĐKXD-ĐSVH”

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Thiệu Duy, ngày 11 tháng 8 năm 2020

Số: 20 / UBND-BCĐPT

BÁO CÁO

Tổng kết 20 năm thực hiện phong trào

“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000 – 2020


Phần thứ nhất

Tình hình triển khai và kết quả thực hiện phong trào

“ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000 – 2020

Thực hiện kế hoạch số 418/KH – UBND, Thiệu hóa, ngày 05 tháng 8 năm 2020 của ban chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa về việc tổ chức hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000 – 2020. Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã Thiệu Duy báo cáo kết quả 20 năm thực hiện phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000 – 2020 với các nội dung chủ yếu như sau:

I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO CHỈ ĐẠO

1.Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa:

Bám sát kế hoạch, hướng dẫn của ban chỉ đạo Trung ương, của tỉnh, của huyện về việc triển khai thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2000 - 2020, định hướng đến năm 2025, ban chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH đã tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã ban hành Nghị quyết về mục tiêu phát triển phong trào;

Hằng năm, Ban chỉ đạo tiến hành củng cố, kiện toàn tổ chức, phân công trách nhiệm cho từng thành viên; sơ kết, tổng kết đúc rút kinh nghiệm, phổ biến, nhân rộng các mô hình tiên tiến, các nhân tố mới trong phong trào.

Để phong trào tạo sự đồng thuận sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, UBMTTQ, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương sản xuất, kinh doanh giỏi với những mô hình kinh tế hộ gia đình phong phú, đa dạng, hiệu quả. Nhiều ngành nghề mới được du nhập, nhân rộng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho nhân dân.

Chỉ đạo các làng văn hóa xác định vấn đề cần quan tâm tại khu dân cư và tổ chức chỉ đạo thực hiện như: Vệ sinh môi trường, trật tự thôn xóm, DS- KHHGĐ,tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình... để đánh giá vào việc xây dựng và giữ vững danh hiệu Làng văn hóa.

2. Công tác vận động, tuyên truyền thực hiện phong trào

20 năm qua công tác tuyên truyền xây dựng phong trào TDĐKXDĐSVH được đẩy mạnh gắn với tuyên truyền pháp luật và tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh thôn xóm bằng nhiều hình thức tuyên truyền trên hệ thống Đài truyền thanh, tuyên truyền băng zôn, khẩu hiệu; tuyên truyền trong các cuộc họp thôn, trong sinh hoạt các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội, các câu lạc bộ...

Đài truyền thanh xã thường xuyên tuyên truyền về công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và phổ biến giáo dục pháp luật. Duy trì thường xuyên chuyên mục “ xây dựng đời sống văn hóa” và chuyên mục “ pháp luật và đời sống”, tuyên truyền phòng chống tội phạm, ma túy, giữ vững an ninh chính trị - trật tự ATXT...nâng cao nhận thức cho người dân về đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, những gương điển hình người tốt việc tốt.

MTTQ, các ban ngành đoàn thể chính trị- xã hội từ xã đến thôn đã phối hợp tuyên truyền sâu rộng trong hội viên, đoàn viên,tích cực tham gia các cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,phong trào thi đua “ Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn hóa” phong trào năm không 3 sạch,phong trào quỹ mái ấm tình thương, phong trào xây dựng 3 công trình vệ sinh, phong trào xây dựng gia đình “ No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” ....của HLHPN, Phong trào “Nông dân chung tay làm giàu”, phong trào “ Sản xuất kinh doanh giỏi” của Hội nông dân, phong trào cựu chiến binh gương mẫu, nghĩa tình đồng đội của cựu chiến binh, phong trào thanh niên xung kích tình nguyên và bảo vệ tổ quốc của Đoàn thanh niên, phong trào vận động quỹ vì người nghèo của MTTQ; Phong trào khu dân cư an toàn về ANTT của công an….. tạo được sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ và nhân dân về xây dựng gia đình hạnh phúc, hòa thuận, bình đẳng, xây dựng khu dân cư an toàn, xây dựng ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường xanh- sạch- đẹp, phát triển kinh tế- xã hội,phong trào toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG TRONG PHONG

TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XD ĐSVH”

1. Đoàn kết giúp nhau “xóa đói, giảm nghèo”:

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã có tác động toàn diện đến sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, góp phần tích cực vào quá trình thực hiện chủ trương “Xóa đói giảm nghèo”. Trong quá trình triển khai phong trào, đặc biệt quan tâm đến phát triển đời sống kinh tế gia đình, kinh tế tập thể, xây dựng cơ sở hạ tầng. Thông qua nhiều hình thức như: hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ giống, chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề…đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển kinh tế. Ngoài ra, mỗi cơ sở có các tổ chức đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh…đã có nhiều hình thức giúp nhau xóa đói giảm nghèo có hiệu quả. Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới kết quả nổi bật là đến nay trên địa bàn xã các tuyến đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng đã hoàn thành.Bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt, đường làng ngõ xóm khang trang sạch đẹp, tỷ lệ bê tông hóa đường nông thôn kiên cố hóa nông thôn nội đồng tăng lên hàng năm từ nguồn kinh phí đóng góp của người dân và sự hỗ trợ của nhà nước. Nhiều thiết chế và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa được địa phương quan tâm đầu tư như nhà thi đấu đa năng, sân vận động,…. Người dân đã không ngừng tiếp thu khoa học kỹ thuật, tăng gia sản xuất vươn lên làm giàu. Đời sống tinh thần cũng được các cấp, các ngành, nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, hoạt động lễ hội văn hóa được phục hồi và phát huy.

Những chuyển biến trên đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển toàn diện kinh tế-xã hội của địa phương, động viên ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống của mọi người dân, từng bước xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, các gia đình chính sách, trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm giúp đỡ. Hàng năm, vào các dịp lễ, tết, địa phương và các ban ngành trên địa bàn xã đã thường xuyên quan tâm thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách. Đến nay trên địa bàn xã không còn hộ đói, tỷ lệ hộ thoát nghèo hàng năm đạt và vượt kế hoạch đề ra. Năm 2001 tổng số hộ nghèo toàn xã là 16,2%, năm 2005 tỷ lệ 18%( theo tiêu chí mới), năm 2010 tỷ lệ 22,67%(theo tiêu chí mới),năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn 4,9%, Năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo còn 46 hộ chiếm tỷ lệ 2,21%,

2.Thực hiện nếp sống văn hóa, kỷ cương pháp luật

Ban Chỉ đạo các cấp tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân sống và làm việc theo pháp luật. Thực hiện giao tiếp văn minh, lịch sự, thái độ vui vẻ, trách nhiệm với công việc trong cơ quan, đơn vị. Xây dựng tác phong công nghiệp, làm việc có kỷ luật, thực hiện tốt quy ước của thôn.

Phong trào xây dựng thôn, gia đình văn hóa đã thực sự đi vào cuộc sống của người dân, bước đầu tạo sự chuyển biến trong nếp sống của từng cá nhân, gia đình, xã hội. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân được thực hiện dưới nhiều hình thức đã mang lại hiệu quả thiết thực. Ý thức chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước của người dân ngày càng cao, thực hiện tốt pháp lệnh 34 về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đến nay 07/07 thôn đã thực hiện tốt đạt 100%.,góp phần giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Đặc biệt, tổ hòa giải ở các thôn được thành lập và hoạt động có hiệu quả, đã góp phần giải quyết những mâu thuẫn, xích mích, bất hòa xảy ra ngay tại cộng đồng dân cư, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện vượt cấp.

Thực tế sau 20 năm thực hiện, cuộc vận động đã thực sự đi sâu vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, tạo những chuyển biến trong đời sống xã hội. Những giá trị văn hóa mang tính truyền thống của từng địa phương và thuần phong mỹ tục được giữ gìn và phát huy, những tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu được từng bước xóa bỏ. Đời sống văn hóa, tinh thần của người dân được từng bước nâng lên làm thay đổi bộ mặt từng thôn, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân ngày càng cao, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trong từng thôn được tăng cường.

3. Xây dựng môi trường văn hóa

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là thành quả của việc thực hiện Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) của Đảng về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Những giá trị di sản văn hóa dân tộc đã được giữ gìn và phát huy, thuần phong mỹ tục được khôi phục và phát triển, các hủ tục lạc hậu trong đám cưới, đám hỏi, ma chay.... từng bước được xóa bỏ. Quan hệ xóm giềng được thắt chặt, “tối lửa tắt đèn có nhau”, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế và xây dựng đời sống văn hóa mới, làm cho bộ mặt mỗi thôn, bản, khu phố ngày càng khởi sắc. Các quy ước của thôn được thực hiện tốt, đặc biệt đã phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ trong việc giáo dục con cháu, hoạt động khuyến học được các dòng họ chú trọng, đã góp phần đẩy mạnh phong trào khuyến học của các gia đình, dòng họ và toàn xã hội.

Phong trào “Phòng chống tệ nạn xã hội” được đẩy mạnh , nghiêm túc triển khai và thực hiện có hiệu quả từng bước giảm dần các tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, ma túy, bạo lực gia đình, số người vi phạm pháp luật…giảm mạnh; đã tạo được những chuyển biến tích cực trong nhận thức và trách nhiệm của người dân về công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Góp phần xây dựng đời sống văn hóa ngày càng lành mạnh ở các thôn.

Công tác bảo vệ môi trường của người dân ngày càng được nâng lên rõ rệt Thôn đã có hương ước, quy ước vì vậy hàng tháng luôn tổ chức quyét dọn, thu gom rác thải về nơi quy định. HTX chịu trách nhiệm tổ chức thu gom rác thải và phân loại theo nhóm, quyét dọn 4 lần / tháng . UBND xã đã xây dựng đề án phối hợp với Hội phụ Nữ xã và Hội nông dân, trạm y tế xã tổ chức tổng dọn vệ sinh trên địa bàn toàn vào tuần thứ 4 hàng tháng.

Thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái, vận động nhân dây xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước, cải tạo môi trường.năm 2018 xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới.

4. Xây dựng các thiết chế và hoạt động văn hóa-thể thao cơ sở

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao hiện có, đồng thời đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa, thể thao, chăm lo đời sống văn hóa của nhân dân gắn với việc xây dựng nông thôn mới. Việc xây dựng nhà văn hoá thôn luôn được xã quan tâm chỉ đạo, với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo. Vì vậy phong trào xây dựng nhà văn hoá thôn được triển khai trên toàn xã. Từ năm 2015 toàn xã đã xây dựng được 6/7 nhà văn hoá thôn đạt 90%, còn 01 nhà văn hóa đang chờ ý kiến chỉ đạo của huyện về việc thực hiện làm nhà văn hóa trên diện tích đất đang sử dụng. Các công trình trên thường xuyên tổ chức hoạt động và đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, TDTT, hội họp của nhân dân tại các thôn góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân trong xã.

5. Thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội có nội dung văn hóa.

Đẩy mạnh việc giáo dục chính trị, truyền thống yêu nước, bồi dưỡng đạo đức, lối sống văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh, đấu tranh chống các biểu hiện phi văn hóa, suy thoái đạo đức, lối sống, tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào “Xây dựng nông thôn mới” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Ban chỉ đạo phong trào tiếp tục xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức từ xã đến cơ sở và ở các ban, ngành, đoàn thể. Các tổ chức trong hệ thống chính trị trên địa bàn xã và các đơn vị thôn đã tổ chức nhiều hoạt động thông tin, tuyên truyền như hưởng ứng ngày Gia đình Việt nam 28/6 với nhiều chủ đề “Kết nối yêu thương”, “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”, hưởng ứng ngày “Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ” 25/11…Các hoạt động Văn hóa Văn nghệ, Thể dục, Thể thao đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

Thực hiện các nội dung văn hóa; gắn kết thực hiện các nhiệm vụ của các ngành , đoàn thể với các phong trào: “ Học tập, lao động, sáng tạo trong cán bộ, viê chức”; Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; “ Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”; Phụ nữ tích cự học tập,lao động, sáng tạo xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”; “ Cựu chiến binh gương mẫu”; “ Tuổi trẻ Việt Nam sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại; “ Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân”…..

Cuộc Vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” góp phần nâng cao tình cảm yêu nước, lòng tự hào dân tộc gắn với phong tào thi đua yêu nước,tuyệt đối tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng. Đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Nhà nước, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHONG TRÀO “ TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” GIAI ĐOẠN 2000 -2020”

1. Xây dựng người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến

Xây dựng gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến đã trở thành mục tiêu trong trong mỗi gia đình, dòng họ, trong mỗi thôn, làng và đã được nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước là phải thi đua”; trong những năm qua, phong trào thi đua lao động sáng tạo được phát động mạnh mẽ, điều khắp trên các lĩnh vực, đời sống xã hội, các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế, các Đảng ủy,chính quyền, MTTQ, các đoàn thể góp phần tạo sự chuyển biến tích cực ở mọi cấp, mọi ngành, mọi đoàn thể, mọi cơ quan, đơn vị và trong nhân dân, làm cho phong trào thi đua yêu nước phát triển sôi nổi trong toàn xã, góp phần nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, tạo môi trường xã hội lành mạnh, củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Ngoài ra, phong trào thi đua còn khơi dậy ý thức, trách nhiệm, nhiệt tình cách mạng và những sáng kiến, sáng tạo, vượt qua khó khăn để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Nhiều phong trào thi đua được phát động ở các cấp, các ngành trong toàn xã như: Phong trào “ Thôn lành mạnh, không có tệ nạn ma túy, mại dâm”, “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của các Nhà Trường; phong trào “Thi đua quyết thắng” trong lực lượng vũ trang nhân dân; phong trào “Nông dân sản xuất giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo”; phong trào cựu chiến binh gương mẫu, phong trào thanh niên xung kích tình nguyên và bảo vệ tổ quốc, phong trào toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới; phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”...đã thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn xã tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện.

Qua các phong trào, đã xuất hiện nhiều cá nhân và tập thể điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực sản xuất kinh tế, công tác, hoạt động xã hội...nhiều gương người tốt việc tốt, nhiều cán bộ, chiến sỹ và nhiều cơ quan, ban ngành trong toàn xã có nhiều thành tích trong công tác, lao động sáng tạo...đã được tuyên dương khen thưởng tại nhiều hội nghị cấp huyện, xã, các ngành …đã kịp thời động viên các cá nhân, tập thể điển hình tiêu biểu và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong toàn xã. Tạo nên phong trào thi đua sôi nổi, góp phần nâng cao chất lượng của phong trào.

Kết quả phong trào thi đua yêu nước từ năm 2001 đến nay UBND xã đã tặng 260 lượt giấy khen, trong đó có 70 tập thể, 190 cá nhân ( Huyện 30 , xã 160 cá nhân). ngoài ra còn nhiều tập thể và cá nhân đã được các ban ngành huyện, tỉnh tặng danh hiệu phần thưởng cao quý, 3 đơn vị nhà trường được Tỉnh và Huyện tặng giấy khen cơ quan đạt chuẩn văn hóa.

2. Phong trào xây dựng ‘Gia đình văn hóa”

Xây dựng GĐVH là nội dung có vị trí hết sức quan trọng trong việc xây dựng thôn văn hóa, chính vì vậy phong trào đã được nhân dân đồng tình hưởng ứng và tham gia thực hiện, đa số các gia đình tham gia phong trào đều thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng GĐVH, có ý thức tự giác trong việc chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Hàng năm BCĐ xã đã hướng dẫn các cơ sở bình chọn và công nhận danh hiệu gia đình văn hoá, tổ chức khen thưởng cho các gia đình văn hoá tiêu biểu trong toàn xã, kịp thời động viên và nhân rộng mô hình GĐVH tiêu biểu, góp phần nâng cao chất lượng phong trào. Công tác xây dựng gia đình văn hóa phát triển mạnh gắn liền với phong trào xây dựng thôn văn hóa đã được nhân dân hưởng ứng và đạt kết quả năm sau cao hơn năm trước. Từ năm 2001- 2015 số lượng gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa ngày càng cao, năm 2001 có 1059 / 1580 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đạt 67%; năm 2005 có 1.270/1.790 hộ đạt gia đình văn hóa, đạt 71%; năm 2010 có 1.538/1.972 hộ đạt gia đình văn hóa, đạt 78%; năm 2015 đạt tỷ lệ 84,6%; năm 2019 toàn xã đạt 89% (so với năm 2015 tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá tăng 4,4%).

3. Phong trào xây dựng thôn văn hóa

Trong những năm qua, phong trào xây dựng thôn văn hoá phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành phong trào sôi nổi và rộng khắp. Việc bình xét thôn văn hoá hàng năm được tiến hành đúng quy trình, thủ tục dựa trên các tiêu chuẩn hướng dẫn của Bộ văn hoá, Thể thao, Du lịch . Xã đã tiến hành sơ kết 5 năm, tổng kết 20 năm phong trào xây dựng Thôn, làng văn hoá trên toàn xã, tổ chức khen thưởng tuyên dương nhiều thôn, làng văn hoá tiêu biểu, đồng thời rút ra những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện để nâng cao chất lượng phong trào trong thời gian tới. Đến nay toàn xã đã có 07/07 thôn được công nhận danh hiệu thôn văn hoá đạt 100% . Phong trào xây dựng thôn văn hoá đã được sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, do đó phong trào phát triển nhanh, sâu rộng, khơi dậy niềm tin và sự thi đua sáng tạo trong từng cộng đồng dân cư ở thôn, làng. Vì vậy đã phát huy tốt vai trò tự quản, ý thức chủ động, tích cực của cộng đồng, đặc biệt là ý thức tự giác, tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, công tác trợ giúp các gia đình khó khăn, công tác xóa đói giảm nghèo đã được các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ngành đoàn thể quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ thường xuyên. Kết quả các cuộc vận động ngày vì người nghèo với số tiền 87.800.000đ, chi hỗ trợ tu sữa nâng cấp nhà cho 19 hộ, phong trào xây dựng nhà văn hóa tiêu biểu như làng Đông mỹ đã xây dựng nhà thờ thành hoàng làng trên 1 tỷ đồng, thôn Đông hòa, khánh hội , phú điền, Xử nhân 1, Xử nhân 2, Cự khánh. Việc thực hiện Quy ước thôn văn hóa đã phát huy được hiệu quả, nhiều phong tục. tập quán tốt đẹp, các giá trị văn hóa truyền thống được gìn giữ, bảo tồn, phát huy, quan hệ gia đình, hàng xóm ngày càng được gắn bó, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương được giữ vững. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh” tiếp tục phát triển rộng khắp, được nhân dân đồng tình và hưởng ứng. Có thể nói, phong trào xây dựng thôn, làng văn hóa đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn xã.

4. Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong giai đoạn mới.

Thông qua Cuộc vận động, Ban Chỉ đạo đã phối hợp với các cấp uỷ đảng, chính quyền vận động nhân dân thực hiện quy chế dân chủ, tham gia xây dựng các Quy ước xây dựng thôn, làng văn hoá. Triển khai kế hoạch UBND các đơn vị thôn đã tiến hành sửa đổi, bổ sung Quy ước thôn. Việc sửa đổi, bổ sung Quy ước nhằm động viên nhân dân tích cực thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước;nhân dân tham gia sữa đổi hiến pháp năm 1992 góp phần tích cực vào việc xây dựng Đảng, chính quyền, ngày càng vững mạnh. Qua đó nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tích cực tham gia phong trào “Quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc”, “Phòng, chống tội phạm ma túy”, “Toàn dân giáo dục cảm hóa người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng”, “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông”... Bằng tình làng nghĩa xóm, nhân dân ở các thôn đã giúp đỡ, cảm hóa giáo dục nhiều đối tượng vi phạm pháp luật trở thành người tốt, tạo cho họ công ăn việc làm ổn định; giáo dục các đối tượng thanh thiếu niên chậm tiến; tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh phong trào tự quản an ninh trật tự, vệ sinh Môi trường ở địa bàn dân cư và nơi công cộng. Trên địa bàn xã có 05 tổ hòa giải, đã hòa giải thành công nhiều vụ mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, bất hòa trong gia đình, góp phần giữ vững và ổn định tình hình trật tự an ninh thôn xóm.

Việc triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã được cả hệ thống chính trị triển khai thực hiện đồng bộ theo chức năng, nhiệm vụ và đã được lồng ghép, thống nhất giữa các thành viên, các cơ quan trường, trạm y tế đóng trên địa bàn tham gia thực hiện. Cuộc vận đã góp phần tích cực đến phong trào xây dựng “thôn văn hóa”, tạo nên diện mạo cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn trên địa bàn xã cả về Kinh tế- Văn hóa Xã hội, An ninh - Quốc phòng, tiếp tục khẳng định nội dung của cuộc vận động đã đáp ứng được yêu cầu là cầu nối giữa Đảng- Chính quyền- Nhân dân, khơi dậy nguồn lực truyền thống đoàn kết, tạo nên sức mạnh nội lực trong mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư.

5. Xây dựng và thực hiện cơ quan trường, Trạm có nếp sống văn hóa

Phong trào xây dựng “cơ quan văn hoá” được triển khai từ năm 2009 đến nay đã được các cơ quan trường trong toàn xã hưởng ứng tích cực. Lãnh đạo các cơ quan cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong toàn xã đã hưởng ứng và thực hiện tốt các tiêu chí về nếp sống văn hoá, văn minh công sở, xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa, vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn xã tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện “Vì người nghèo” ... hàng năm tổ chức triển khai cho các cơ quan, đơn vị đăng ký thi đua ngay từ đầu năm. Từ năm 2010 đến nay đã có 03 đơn vị trường học được công nhận đạt danh hiệu cơ quan văn hóa, trạm y tế xã được công nhận đạt chuẩn về y tế giai đoạn 2. Quá trình thực hiện phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa đã củng cố và nâng cao tính kỷ cương, nề nếp nơi công sở, ý thức chấp hành kỷ luật công tác, cũng như xây dựng môi trường văn hóa nơi làm việc. Bên cạnh đó, phong trào này đã tạo động lực để mỗi cơ quan, đơn vị phấn đấu nâng cao hiệu quả công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

6. Phong trào “Toàn dân rèn luyện thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại”

Phong trào TDTT ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu và đã trở thành một phong trào tự nguyện, tự giác của đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Hàng năm xã tổ chức từ 1-2 giải thể thao cấp xã và các giải thể thao do huyện tổ chức – kết quả xã đạt nhiều giải cao như giải nhất cúp bóng đá mùa xuân 2015, giải nhì cúp bóng đá mùa xuân 2016,giải 4 cúp bóng đá ha li đa do liên đoàn bóng đá tỉnh tổ chức,giải nhất bóng chuyền hơi nam năm 2019, các nhà trường tiểu học, trung học cơ sở tham gia đều đạt giải cao đã thu hút được hàng nghin lượt người ở nhiều lứa tuổi tham gia, phong trào hoạt động TDTT phát triển mạnh như thôn Đông mỹ, Khánh hội..... đặc biệt trên địa bàn toàn xã, hội người cao tuổi đã thành lập được 7 câu lạc bộ dưỡng sinh, 01 câu lạc bộ liên thế hệ thường xuyên tham gia luyện tập thể thao như bóng chuyền hơi, thể dục dưỡng sinh. Đến nay tỷ lệ người tập thể dục, thể thao thường xuyên trên địa bàn xã chiếm 60% dân số. Các thiết chế văn hóa – thể thao trên địa bàn các thôn đã có.

7. Phong trào học tập, lao động, sáng tạo

Những năm qua, Phong trào “Học tập, lao động sáng tạo”, xây dựng doanh nghiệp giỏi, cơ quan văn hóa và nhiều phong trào khác trên địa bàn xã đã đi vào chiều sâu, hoạt động có hiệu quả, được phát huy, nhất là trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân dân lao động cũng như mọi tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao trình độ nghề nghiệp, ứng dụng KHCN hiện đại vào chuyên môn nghiệp vụ, sản xuất kinh doanh, phát huy những ý tưởng sáng tạo của tập thể, cá nhân... Hàng năm, các cơ quan đều phát động phong trào thi đua sôi nổi trong cán bộ, công nhân viên chức lao động. Việc ứng dụng công nghệ thông tin được các cơ quan, trường học chú trọng, đã góp phần nâng cao hiệu quả công việc; công tác tuyên truyền, phổ biến khoa học kỹ thuật và ứng dụng các thành tựu vào sản xuất được chú trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp đã đưa năng suất cây trồng, vật nuôi ngày càng tăng. Trong 20 năm qua UBND xã phối hợp với trung tâm học tập cộng đồng và các ban nghành đoàn thể, HTXDV đã tuyên truyền mở các lớp chuyển giao KHKT với số lớp là 315 lớp và các bài tuyên truyền, số người tham gia là 19.500 lượt

8. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội

Thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị; Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/1/2011 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;Quyết định 1323 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa và NQ của ban chấp hành đảng bộ xã đề ra về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Các thôn đã đưa các quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội vào quy ước hoạt động của thôn, nên sự chuyển biến tích cực văn minh trong việc cưới, việc tang, bước đầu đạt được một số kết quả khích lệ.

Việc cưới: Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới có tiến bộ, trong những năm gần đây, đa số đám cưới đã được nhân dân tổ chức theo hướng lành mạnh, tiết kiệm, văn minh và phù hợp với truyền thống của dân tộc. Việc đăng ký và trao giấy đăng ký kết hôn tổ chức tại UBND xã theo đúng luật. Hầu hết các đám cưới hiện nay chỉ tổ chức gọn nhẹ không linh đình, không dùng thuốc lá trong đám cưới, không mở nhạc quá 22h và mở trước 5h sáng.Đảng ủy đã có nghị quyết giao cho Đoàn thanh niên phối hợp với ban xây dựng đời sống văn hóa thôn tổ chức đám cưới cho thanh niên tập chung tại nhà văn hóa thôn tiêu biểu như thôn Khánh hội ,Đông hòa.Xong vẫn còn gia đình khi tổ chức cưới vẫn sử dụng thuốc lá, tổ chức ăn uống lãng phí.

Việc tang: Nếp sống văn minh trong việc tang được thực hiện tương đối tốt, không còn hiện tượng để thi hài người chết quá 48h trong nhà, không sử dụng nhạc tang, kèn, trống quá 22 giờ đêm và trước 5 giờ sáng, an táng đúng nơi quy định, không gây ô nhiễm môi trường. Các thôn đều thành lập Ban tổ chức tang lễ để tổ chức việc tang nhanh, gọn, trang trọng, đúng quy định và phù hợp với phong tục ở địa phương, do đó đã hạn chế được một số hủ tục lạc hậu như khóc mướn, lăn đường... việc cúng 49 ngày, 100 ngày được tổ chức gọn nhẹ trong nội bộ gia đình và dòng tộc.

Hội làng truyền thống: Việc tổ chức lễ hội truyền thống hàng năm được thực hiện trang trọng, đúng quy định của pháp luật, đúng nghi lễ, tạo không khí vui tươi, khơi dậy và phát huy được nhiều nét sinh hoạt văn hoá dân gian truyền thống của xã.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm.

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy đảng, chính quyền và sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể và sự hưởng ứng đồng tình của toàn thể nhân dân

- Trong những năm qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” phát triển rất mạnh, có tác động thiết thực đối với xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, chú trọng phát triển các phong trào xây dựng gia đình, thôn văn hoá; phong trào xây dựng gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến; phong trào xây dựng cơ quan văn hoá; phong trào học tập, lao động sáng tạo; phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại... đã được các cơ sở, cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện, do đó có tác dụng to lớn đối với việc giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội và thúc đẩy kinh tế -xã hội phát triển. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng đã huy động mọi nguồn lực của nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội đảm bảo an ninh, trật tự; Phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, ý chí tự lực tự cường làm cho các giá trị văn hoá thấm sâu vào mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng khu dân cư; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh tạo nền tảng tư tưởng vững chắc.

2. Những hạn chế, tồn tại.

Bên cạnh những kết quả đạt được, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” vẫn còn những hạn chế nhất định cần được khắc phục để nâng cao chất lượng phong trào.

- Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Phong trào"TDĐKXDĐSVH" ở các cấp tuy có buớc phát triển nhưng chưa đồng đều. Phong trào phát triển chưa thường xuyên, chưa ổn định, có thôn phong trào chưa có chiều sâu, sự phối hợp giữa các ban ngành vẫn còn có hạn chế, chưa đồng bộ.

- Cấp ủy chi bộ thôn ở một số cơ sở có lúc chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phong trào; hoạt động của Ban vận động Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở một số cơ sở hoạt động chưa thường xuyên.

- Việc xây dựng các điển hình tiên tiến chưa thật sự được quan tâm đúng mức, xây dựng GĐVH, thôn văn hóa có nơi chất lượng chưa cao. Sự tham gia thực hiện phong trào của các tầng lớp nhân dân nhất là ở cơ sở chưa đồng đều, chưa có tính tự giác, còn chậm ở một bộ phận nhân dân, vai trò của trưởng thôn, người cao tuổi... chưa được phát huy triệt để. Vì vậy chưa khơi dậy được sự đồng thuận, tinh thần đoàn kết thống nhất trong nhân dân.

- Tác động và hiệu quả của phong trào đến thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa của địa phương còn hạn chế, chưa có sự thuyết phục, phong trào có xu hướng dàn trải, lệ thuộc vào kinh tế, xã hội của từng đơn vị, chưa khai thác được nhân tố con người trong quá trình thực hiện.

- Kinh phí đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa của địa phương còn hạn chế, công tác xã hội hóa, kêu gọi sự hỗ trợ đóng góp kinh phí xây dựng các thiết chế văn hóa còn gặp khó khăn, kinh phí dành cho tổ chức hoạt động của nhà văn hóa thôn chưa đáp ứng được yêu cầu.

3. Bài học kinh nghiệm

Qua 20 năm thực hiện phong trào Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã rút ra một số kinh nghiệm sau đây:

1.Yếu tố quyết định để triển khai phong trào một cách tích cực và mang lại hiệu quả là vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền và Ban vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở thôn, đồng thời phát huy vai trò vận động của các tổ chức quần chúng. Thực hiện lồng ghép với các cuộc vận động, các phong trào thi đua hiện có trong xã hội để cùng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Phải thực hiện nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân kiểm tra nhằm huy động sức mạnh của toàn dân theo nguyên tắc tự giác, tự quản là chủ yếu.

2.Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể. Công tác tuyên truyền, vận động phải thường xuyên, sâu rộng, có trọng tâm, trọng điểm trong nhân dân, động viên toàn dân tự giác tham gia sáng tạo, hưởng thụ các giá trị văn hóa

Phát huy vai trò của BCĐ phong trào từ xã đến cơ sở, đảm bảo sự thống nhất giữa các ngành, đoàn thể và luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc cơ sở, định kỳ tổ chức các hội nghị biểu dương khen thưởng kịp thời để cổ vũ động viên phong trào.

V. ĐỊNH HƯỚNG NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO ĐẾN NĂM 2025.

1. Phương hướng.

Quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, làm cho Nghị quyết ngày càng thấm sâu vào đời sống xã hội. Đẩy mạnh phong trào "TDĐKXDĐSVH " thông qua việc xây dựng kế hoạch hoạt động, đề ra mục tiêu cụ thể vận động đông đảo nhân dân tham gia thực hiện. Tập trung đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả làm cho nhân dân nhận thức đúng về ý nghĩa, vai trò của phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Trọng tâm là phong trào xây dựng GĐVH, thôn văn hoá, cơ quan văn hoá, góp phần tích cực để phong trào phát triển sâu rộng. Tăng cường nguồn lực từ ngân sách nhà nước; đồng thời thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá nhằm đẩy mạnh việc xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao từ xã đến cơ sở thôn.

2. Nhiệm vụ

-Mục tiêu, giải pháp giai đoạn 2020 -2025 tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, mục tiêu của phong trào, phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa chính quyền với mặt trận tổ quốc và các đoàn thể ở xã. Phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào “ Ông, bà, cha, mẹ mẫu mực con cháu thảo hiền”, “ Toàn dân đoàn kết chung tay xây dựng nông thôn mới nâng cao, thôn nông thôn mới kiểu mẫu” do Mặt trận tổ quốc phát động. Phong trào “ Gia đình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giúp nhau làm giàu chính đáng” của hội Nông dân. Phong trào “ Phụ nữ tích cực học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” của hội Phụ nữ và việc thực hiện nếp sống văn minh trên địa bàn toàn xã.

-Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng, đạo đức lối sống gắn với thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, chống lãnh phí.

- Tăng cường nguồn lực phát triển vận động nhân dân đóng góp xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở với sự hỗ trợ của nhà nước để đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị,onnr định về tổ chức và hoạt động.

- Chỉ tiêu phấn đấu nâng cao chất lượng phong trào đến năm 2025;

1. 90% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa;

2. 100% thôn giữ vững danh hiệu thôn văn hóa, trong đó 100% trở lên thôn có cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa xã hội nông thôn mới;

3. 100% cơ quan trường, trạm đạt danh hiệu văn hóa;

4. 100% số thôn trên địa bàn xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới;

5. 100% số người dân được tuyên truyền, phổ biến về pháp luật và khoa học kỹ thuật.

6. 70% số người dân ở cơ sở tham gia thường xuyên vào các hoạt động văn hóa thể thao ở cộng đồng.

VI. GIẢI PHÁP

- Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý của Chính quyền địa phương.Đưa các phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu và các giải pháp thực hiện phong trào vào Nghị quyết của Đảng, kế hoạch của UBND để tập trung lãnh đạo.

- Phát huy vai trò của BCĐ các thôn.Lồng ghép việc triển khai phong trào “ TDĐKXDĐSVH” với triển khai thực hiện quy chế thực hiện nếp văn minh ở khu dân cư. Phối hợp chặt chẽ với Ban vận động thôn.

- Đẩy mạnh công tác thi đua – Khen thưởng: Làm tốt công tác biểu dương, khen thưởng người tốt, việc tốt, nhân rộng điển hình tiên tiến có tác dụng khích lệ, cỗ vũ phong trào.

- Đa dạng hóa nội dung, phương thức triển khai thực hiện phong trào: Chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tổ chức quản lý trên tất cả các lĩnh vực. Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá phong trào theo từng giai đoạn nhằm đưa ra những giải pháp thiết thực thúc đẩy phong trào phát triển.

VII. ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ

1. Thống nhất danh hiệu thi đua, công nhận và khen thưởng các danh hiệu văn hóa trong phong trào phù hợp với Luật thi đua – khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Bổ sung các nội dung xây dựng đời sống văn hóa phù hợp với yêu cầu phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết trung ương 7 khóa X về nông ghiệp, nông dân, nông thôn.

3. Các chủ trương, giải pháp, cơ chế chính sách, pháp luật nhằm huy động, tập hợp mọi nguồn lực để thực hiện phong trào.

4. Mô hình tỏ chức, nội dung, phương thức hoạt động và cơ chế phối hợp giữa các ngành, đoàn thể thành viên Ban chỉ đạo phong trào các cấp.

5. Các giải pháp mang tính chất đột phá để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của phong trào.

6. Các nội dung, mô hình, tiêu chí phù hợp với thực tiễn, yêu cấu phát triền phong trào của mỗi địa phương.

VIII. CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG

- Từ những kết quả trong các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” như: Phát triển kinh tế giúp nhau xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn minh, kỹ cương xã hội, sống và làm việc theo pháp luật, xây dựng người tốt, việc tốt…

- Căn cứ vào luật thi đua khen thưởng và mức độ hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu thi đua, xét đề nghị của các ngành, HĐTĐ-KT đã xét khen thưởng cho 5 tập thể và 15 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được của phong trào trong những năm qua, với sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành đoàn thể, sự tham gia hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân nhất định Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn xã Thiệu Duy sẽ tiếp tục phát triển, đạt được những kết quả thiết thực, đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới.

Nơi nhận: TM. BCĐ PT “TDĐKXDĐSVH”

-Phòng VHTT huyện; TRƯỞNG BAN

-TT Đảng ủy – HĐND xã;

- Thành viên BCĐ xã;

- Ban vận động XDĐSVH các thôn;

-Lưu: VP- UBND xã.

Lê Xuân Thủy

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ THIỆU DUY

BCĐ PHONG TRÀO

“ TOÀN DÂN ĐKXD-ĐSVH”

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Thiệu Duy, ngày 10 tháng 6 năm 2016

Số: 20 / UBND-BCĐPT

BÁO CÁO

Tổng kết 15 năm thực hiện phong trào

“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000 – 2015


Phần thứ nhất

Tình hình triển khai và kết quả thực hiện phong trào

“ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000 – 2015

Thực hiện Công văn số 884/BCĐVPTTBCĐ ngày 19/4/2016 của Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóatỉnh Thanh Hóa về việc tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóagiai đoạn (2000 - 2015) và Công văn số 544/UBND-VHTT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của UBND huyện Thiệu Hóa về việc triển khai, tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện phong trào “ TDĐKXDĐSVH”. Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóaxã Thiệu Duy báo cáo kết quả 15 năm thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóagiai đoạn 2000 - 2015 với các nội dung chủ yếu như sau:

I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO CHỈ ĐẠO

1.Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện phong trào toàn dân đoàn

kết xây dựng đời sống văn hóa:

Bám sát kế hoạch, hướng dẫn của ban chỉ đạo Trung ương, của tỉnh, của huyện về việc triển khai thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2000 - 2015, định hướng đến năm 2020, ban chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH đã tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã ban hành Nghị quyết về mục tiêu phát triển phong trào;

Hằng năm, Ban chỉ đạo tiến hành củng cố, kiện toàn tổ chức, phân công trách nhiệm cho từng thành viên; sơ kết, tổng kết đúc rút kinh nghiệm, phổ biến, nhân rộng các mô hình tiên tiến, các nhân tố mới trong phong trào.

Để phong trào tạo sự đồng thuận sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, UBMTTQ, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương sản xuất, kinh doanh giỏi với những mô hình kinh tế hộ gia đình phong phú, đa dạng, hiệu quả. Nhiều ngành nghề mới được du nhập, nhân rộng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho nhân dân.

Chỉ đạo các làng văn hóa xác định vấn đề cần quan tâm tại khu dân cư và tổ chức chỉ đạo thực hiện như: Vệ sinh môi trường, trật tự thôn xóm, DS- KHHGĐ, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình... để đánh giá vào việc xây dựng và giữ vững danh hiệu Làng văn hóa.

2. Công tác vận động, tuyên truyền thực hiện phong trào

15 năm qua công tác tuyên truyền xây dựng phong trào TDĐKXDĐSVH được đẩy mạnh gắn với tuyên truyền pháp luật và tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh thôn xóm bằng nhiều hình thức tuyên truyền trên hệ thống Đài truyền thanh, tuyên truyền băng zôn, khẩu hiệu; tuyên truyền trong các cuộc họp thôn, trong sinh hoạt các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội, các câu lạc bộ...

Đài truyền thanh xã thường xuyên tuyên truyền về công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và phổ biến giáo dục pháp luật. Duy trì thường xuyên chuyên mục “ xây dựng đời sống văn hóa” và chuyên mục “ pháp luật và đời sống”, tuyên truyền phòng chống tội phạm, ma túy, giữ vững an ninh chính trị - trật tự ATXT...nâng cao nhận thức cho người dân về đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, những gương điển hình người tốt việc tốt.

MTTQ, cấc ban ngành đoàn thể chính trị- xã hội từ xã đến thôn đã phối hợp tuyên truyền sâu rộng trong hội viên, đoàn viên,tích cực tham gia các cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,phong trào thi đua “ Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn hóa” phong trào năm không 3 sạch,phong trào quỹ mái ấm tình thương, phong trào xây dựng 3 công trình vệ sinh, phong trào xây dựng gia đình “ No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” ....của HLHPN, Phong trào “Nông dân chung tay làm giàu”, phong trào “ Sản xuất kinh doanh giỏi” của Hội nông dân, phong trào cựu chiến binh gương mẫu, nghĩa tình đồng đội của cựu chiến binh, phong trào thanh niên xung kích tình nguyên và bảo vệ tổ quốc của Đoàn thanh niên, phong trào vận động quỹ vì người nghèo của MTTQ; Phong trào khu dân cư an toàn về ANTT của công an….. tạo được sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ và nhân dân về xây dựng gia đình hạnh phúc, hòa thuận, bình đẳng, xây dựng khu dân cư an toàn, xây dựng ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường xanh- sạch- đẹp, phát triển kinh tế- xã hội,phong trào toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới.

II. Kết quả thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

1. Xây dựng người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến

Xây dựng gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến đã trở thành mục tiêu trong trong mỗi gia đình, dòng họ, trong mỗi thôn, làng và đã được nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước là phải thi đua”; trong những năm qua, phong trào thi đua lao động sáng tạo được phát động mạnh mẽ, điều khắp trên các lĩnh vực, đời sống xã hội, các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế, các Đảng ủy,chính quyền, MTTQ, các đoàn thể góp phần tạo sự chuyển biến tích cực ở mọi cấp, mọi ngành, mọi đoàn thể, mọi cơ quan, đơn vị và trong nhân dân, làm cho phong trào thi đua yêu nước phát triển sôi nổi trong toàn xã, góp phần nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, tạo môi trường xã hội lành mạnh, củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Ngoài ra, phong trào thi đua còn khơi dậy ý thức, trách nhiệm, nhiệt tình cách mạng và những sáng kiến, sáng tạo, vượt qua khó khăn để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Nhiều phong trào thi đua được phát động ở các cấp, các ngành trong toàn xã như: Phong trào “ Thôn lành mạnh, không có tệ nạn ma túy, mại dâm”, “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của các Nhà Trường; phong trào “Thi đua quyết thắng” trong lực lượng vũ trang nhân dân; phong trào “Nông dân sản xuất giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo”; phong trào cựu chiến binh gương mẫu, phong trào thanh niên xung kích tình nguyên và bảo vệ tổ quốc, phong trào toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới; phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”...đã thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn xã tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện.

Qua các phong trào, đã xuất hiện nhiều cá nhân và tập thể điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực sản xuất kinh tế, công tác, hoạt động xã hội...nhiều gương người tốt việc tốt, nhiều cán bộ, chiến sỹ và nhiều cơ quan, ban ngành trong toàn xã có nhiều thành tích trong công tác, lao động sáng tạo...đã được tuyên dương khen thưởng tại nhiều hội nghị cấp huyện, xã, các ngành …đã kịp thời động viên các cá nhân, tập thể điển hình tiêu biểu và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong toàn xã. Tạo nên phong trào thi đua sôi nổi, góp phần nâng cao chất lượng của phong trào.

Kết quả phong trào thi đua yêu nước từ năm 2001 đến nay UBND xã đã tặng 220 lượt giấy khen, trong đó có 60 tập thể, 160 cá nhân ( Huyện 20 , xã 140 cá nhân). ngoài ra còn nhiều tập thể và cá nhân đã được các ban ngành huyện, tỉnh tặng danh hiệu phần thưởng cao quý, 3 đơn vị nhà trường được Tỉnh và Huyện tặng giấy khen cơ quan đạt chuẩn văn hóa.

2. Phong trào xây dựng ‘Gia đình văn hóa”

Xây dựng GĐVH là nội dung có vị trí hết sức quan trọng trong việc xây dựng thôn văn hóa, chính vì vậy phong trào đã được nhân dân đồng tình hưởng ứng và tham gia thực hiện, đa số các gia đình tham gia phong trào đều thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng GĐVH, có ý thức tự giác trong việc chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Hàng năm BCĐ xã đã hướng dẫn các cơ sở bình chọn và công nhận danh hiệu gia đình văn hoá, tổ chức khen thưởng cho các gia đình văn hoá tiêu biểu trong toàn xã, kịp thời động viên và nhân rộng mô hình GĐVH tiêu biểu, góp phần nâng cao chất lượng phong trào. Công tác xây dựng gia đình văn hóa phát triển mạnh gắn liền với phong trào xây dựng thôn văn hóa đã được nhân dân hưởng ứng và đạt kết quả năm sau cao hơn năm trước. Từ năm 2001- 2015 số lượng gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa ngày càng cao, năm 2001 có 1059 / 1580 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đạt 67%; năm 2005 có 1.270/1.790 hộ đạt gia đình văn hóa, đạt 71%; năm 2010 có 1.538/1.972 hộ đạt gia đình văn hóa, đạt 78%; năm 2015 toàn xã có 1.691/2002 hộ đạt tỷ lệ 84,5%,; (so với năm 2001 tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá tăng 17,5%).

3. Phong trào xây dựng thôn văn hóa

Trong những năm qua, phong trào xây dựng thôn văn hoá phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành phong trào sôi nổi và rộng khắp. Việc bình xét thôn văn hoá hàng năm được tiến hành đúng quy trình, thủ tục dựa trên các tiêu chuẩn hướng dẫn của Bộ văn hoá, Thể thao, Du lịch . Xã đã tiến hành sơ kết 5 năm, tổng kết 10 năm phong trào xây dựng Thôn, làng văn hoá trên toàn xã, tổ chức khen thưởng tuyên dương nhiều thôn, làng văn hoá tiêu biểu, đồng thời rút ra những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện để nâng cao chất lượng phong trào trong thời gian tới. Đến nay toàn xã đã có 10/10 thôn được công nhận danh hiệu thôn văn hoá đạt 100% . Phong trào xây dựng thôn văn hoá đã được sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, do đó phong trào phát triển nhanh, sâu rộng, khơi dậy niềm tin và sự thi đua sáng tạo trong từng cộng đồng dân cư ở thôn, làng. Vì vậy đã phát huy tốt vai trò tự quản, ý thức chủ động, tích cực của cộng đồng, đặc biệt là ý thức tự giác, tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, công tác trợ giúp các gia đình khó khăn, công tác xóa đói giảm nghèo đã được các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ngành đoàn thể quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ thường xuyên. Kết quả các cuộc vận động ngày vì người nghèo với số tiền 87.800.000đ, chi hỗ trợ tu sữa nâng cấp nhà cho 19 hộ, phong trào xây dựng nhà văn hóa tiêu biểu như làng Đông mỹ đã xây dựng nhà thờ thành hoàng làng trên 1 tỷ đồng, thôn Đông hòa, khánh hội , phú điền, Xử nhân 1, Xử nhân 2, Xử nhân 3, Cự khánh. Việc thực hiện Quy ước thôn văn hóa đã phát huy được hiệu quả, nhiều phong tục. tập quán tốt đẹp, các giá trị văn hóa truyền thống được gìn giữ, bảo tồn, phát huy, quan hệ gia đình, hàng xóm ngày càng được gắn bó, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương được giữ vững. Có thể nói, phong trào xây dựng thôn, làng văn hóa đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn xã.

4. Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong giai đoạn mới.

Thông qua Cuộc vận động, Ban Chỉ đạo đã phối hợp với các cấp uỷ đảng, chính quyền vận động nhân dân thực hiện quy chế dân chủ, tham gia xây dựng các Quy ước xây dựng thôn, làng văn hoá. Năm 2013 UBND xã ban hành kế hoạch số 06 /KH - UBND ngày 15/3/2013 về triển khai thực hiện sửa đổi, bổ sung Quy ước thôn , làng văn hóa trên địa bàn xã . Triển khai kế hoạch UBND các đơn vị thôn đã tiến hành sửa đổi, bổ sung Quy ước thôn. Việc sửa đổi, bổ sung Quy ước nhằm động viên nhân dân tích cực thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước;nhân dân tham gia sữa đổi hiến pháp năm 1992 góp phần tích cực vào việc xây dựng Đảng, chính quyền, ngày càng vững mạnh. Qua đó nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tích cực tham gia phong trào “Quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc”, “Phòng, chống tội phạm ma túy”, “Toàn dân giáo dục cảm hóa người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng”, “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông”... Bằng tình làng nghĩa xóm, nhân dân ở các thôn đã giúp đỡ, cảm hóa giáo dục nhiều đối tượng vi phạm pháp luật trở thành người tốt, tạo cho họ công ăn việc làm ổn định; giáo dục các đối tượng thanh thiếu niên chậm tiến; tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh phong trào tự quản an ninh trật tự, vệ sinh Môi trường ở địa bàn dân cư và nơi công cộng. Trên địa bàn xã có 05 tổ hòa giải, đã hòa giải thành công nhiều vụ mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, bất hòa trong gia đình, góp phần giữ vững và ổn định tình hình trật tự an ninh thôn xóm.

Việc triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã được cả hệ thống chính trị triển khai thực hiện đồng bộ theo chức năng, nhiệm vụ và đã được lồng ghép, thống nhất giữa các thành viên, các cơ quan trường, trạm y tế đóng trên địa bàn tham gia thực hiện. Cuộc vận đã góp phần tích cực đến phong trào xây dựng “thôn văn hóa”, tạo nên diện mạo cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn trên địa bàn xã cả về Kinh tế- Văn hóa Xã hội, An ninh - Quốc phòng, tiếp tục khẳng định nội dung của cuộc vận động đã đáp ứng được yêu cầu là cầu nối giữa Đảng- Chính quyền- Nhân dân, khơi dậy nguồn lực truyền thống đoàn kết, tạo nên sức mạnh nội lực trong mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư.

5. Xây dựng và thực hiện cơ quan trường, Trạm có nếp sống văn hóa

Phong trào xây dựng “cơ quan văn hoá” được triển khai từ năm 2009 đến nay đã được các cơ quan trường trong toàn xã hưởng ứng tích cực. Lãnh đạo các cơ quan cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong toàn xã đã hưởng ứng và thực hiện tốt các tiêu chí về nếp sống văn hoá, văn minh công sở, xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa, vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn xã tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện “Vì người nghèo” ... hàng năm tổ chức triển khai cho các cơ quan, đơn vị đăng ký thi đua ngay từ đầu năm. Từ năm 2010 đến nay đã có trên 03 đơn vị trường học được công nhận đạt danh hiệu cơ quan văn hóa, trạm y tế xã được công nhận đạt chuẩn về y tế giai đoạn 2. Quá trình thực hiện phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa đã củng cố và nâng cao tính kỷ cương, nề nếp nơi công sở, ý thức chấp hành kỷ luật công tác, cũng như xây dựng môi trường văn hóa nơi làm việc. Bên cạnh đó, phong trào này đã tạo động lực để mỗi cơ quan, đơn vị phấn đấu nâng cao hiệu quả công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

6. Phong trào “Toàn dân rèn luyện thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại”

Phong trào TDTT ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu và đã trở thành một phong trào tự nguyện, tự giác của đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Hàng năm xã tổ chức từ 1-2 giải thể thao cấp xã và các giải thể thao do huyện tổ chức – kết quả xã đạt nhiều giải cao như giải nhất cúp bóng đá mùa xuân 2015, giải nhì cúp bóng đá mùa xuân 2016,giải 4 cúp bóng đá ha li đa do liên đoàn bóng đá tỉnh tổ chức, các nhà trường tiểu học, trung học cơ sở tham gia đều đạt giải cao đã thu hút được hàng nghin lượt người ở nhiều lứa tuổi tham gia, phong trào hoạt động TDTT phát triển mạnh như thôn Đông mỹ 1, Đông mỹ 2, Xử nhân 3, Khánh hội..... đặc biệt trên địa bàn toàn xã, hội người cao tuổi đã thành lập được 4 câu lạc bộ dưỡng sinh, 1 câu lạc bộ liên thế hệ thường xuyên tham gia luyện tập thể thao như bóng chuyền hơi, thể dục dưỡng sinh. Đến nay tỷ lệ người tập thể dục, thể thao thường xuyên trên địa bàn xã chiếm 20% dân số. Các thiết chế văn hóa – thể thao trên địa bàn các thôn đã có.

7. Phong trào học tập, lao động, sáng tạo

Những năm qua, Phong trào “Học tập, lao động sáng tạo”, xây dựng doanh nghiệp giỏi, cơ quan văn hóa và nhiều phong trào khác trên địa bàn xã đã đi vào chiều sâu, hoạt động có hiệu quả, được phát huy, nhất là trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân dân lao động cũng như mọi tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao trình độ nghề nghiệp, ứng dụng KHCN hiện đại vào chuyên môn nghiệp vụ, sản xuất kinh doanh, phát huy những ý tưởng sáng tạo của tập thể, cá nhân... Hàng năm, các cơ quan đều phát động phong trào thi đua sôi nổi trong cán bộ, công nhân viên chức lao động. Việc ứng dụng công nghệ thông tin được các cơ quan, trường học chú trọng, đã góp phần nâng cao hiệu quả công việc; công tác tuyên truyền, phổ biến khoa học kỹ thuật và ứng dụng các thành tựu vào sản xuất được chú trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp đã đưa năng suất cây trồng, vật nuôi ngày càng tăng. Trong 15 năm qua UBND xã phối hợp với trung tâm học tập cộng đồng và các ban nghành đoàn thể, HTXDV đã tuyên truyền mở các lớp chuyển giao KHKT với số lớp là 250 lớp và các bài tuyên truyền, số người tham gia là 12.500 lượt

8. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội

Thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị; Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/1/2011 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; QuyÕt ®Þnh 1323 cña Chñ tÞch UBND tØnh Thanh Hãa vµ NQ cña Ban chÊp hµnh §¶ng bé x· ®Ò ra.về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Các thôn đã đưa các quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội vào quy ước hoạt động của thôn, nên sự chuyển biến tích cực văn minh trong việc cưới, việc tang, bước đầu đạt được một số kết quả khích lệ.

Việc cưới: Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới có tiến bộ, trong những năm gần đây, đa số đám cưới đã được nhân dân tổ chức theo hướng lành mạnh, tiết kiệm, văn minh và phù hợp với truyền thống của dân tộc. Việc đăng ký và trao giấy đăng ký kết hôn tổ chức tại UBND xã theo đúng luật. Hầu hết các đám cưới hiện nay chỉ tổ chức gọn nhẹ không linh đình, không dùng thuốc lá trong đám cưới, không mở nhạc quá 22h và mở trước 5h sáng.Đảng ủy đã có nghị quyết giao cho Đoàn thanh niên phối hợp với ban xây dựng đời sống văn hóa thôn tổ chức đám cưới cho thanh niên tập chung tại nhà văn hóa thôn tiêu biểu như thôn Khánh hội ,Đông hòa.Xong vẫn còn gia đình khi tổ chức cưới vẫn sử dụng thuốc lá, tổ chức ăn uống lãng phí.

Việc tang: Nếp sống văn minh trong việc tang được thực hiện tương đối tốt, không còn hiện tượng để thi hài người chết quá 48h trong nhà, không sử dụng nhạc tang, kèn, trống quá 22 giờ đêm và trước 5 giờ sáng, an táng đúng nơi quy định, không gây ô nhiễm môi trường. Các thôn đều thành lập Ban tổ chức tang lễ để tổ chức việc tang nhanh, gọn, trang trọng, đúng quy định và phù hợp với phong tục ở địa phương, do đó đã hạn chế được một số hủ tục lạc hậu như khóc mướn, lăn đường... việc cúng 49 ngày, 100 ngày được tổ chức gọn nhẹ trong nội bộ gia đình và dòng tộc.

Hội làng truyền thống: Việc tổ chức lễ hội truyền thống hàng năm được thực hiện trang trọng, đúng quy định của pháp luật, đúng nghi lễ, tạo không khí vui tươi, khơi dậy và phát huy được nhiều nét sinh hoạt văn hoá dân gian truyền thống của xã.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG TRONG PHONG

TRÀO “ TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XD ĐSVH”

3. Đoàn kết giúp nhau “xóa đói, giảm nghèo”:

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã có tác động toàn diện đến sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, góp phần tích cực vào quá trình thực hiện chủ trương “Xóa đói giảm nghèo”. Trong quá trình triển khai phong trào, đặc biệt quan tâm đến phát triển đời sống kinh tế gia đình, kinh tế tập thể, xây dựng cơ sở hạ tầng. Thông qua nhiều hình thức như: hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ giống, chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề…đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển kinh tế. Ngoài ra, mỗi cơ sở có các tổ chức đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh…đã có nhiều hình thức giúp nhau xóa đói giảm nghèo có hiệu quả. Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới kết quả nổi bật là đến nay trên địa bàn xã đã làm được 28Km giao thông nông thôn trị giá 13tỷ 830 triệu đồng, 12 km giao thông nội đồng giá trị 5 tỷ 012 triệu đồng, 6,5 km kênh mương nội đồng giá trị 1 tỷ.997 triệu đồng, ngoài ra nhân dân đoàn kết đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi khác hàng tỷ đồng.Bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt, đường làng ngõ xóm khang trang sạch đẹp, tỷ lệ bê tông hóa đường nông thôn kiên cố hóa nông thôn nội đồng tăng lên hàng năm từ nguồn kinh phí đóng góp của người dân và sự hỗ trợ của nhà nước. Nhiều thiết chế và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa được địa phương quan tâm đầu tư. Người dân đã không ngừng tiếp thu khoa học kỹ thuật, tăng gia sản xuất vươn lên làm giàu. Đời sống tinh thần cũng được các cấp, các ngành, nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, hoạt động lễ hội văn hóa được phục hồi và phát huy.

Những chuyển biến trên đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển toàn diện kinh tế-xã hội của địa phương, động viên ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống của mọi người dân, từng bước xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, các gia đình chính sách, trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm giúp đỡ. Hàng năm, vào các dịp lễ, tết, địa phương và các ban ngành trên địa bàn xã đã thường xuyên quan tâm thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách. Đến nay trên địa bàn xã không còn hộ đói, tỷ lệ hộ thoát nghèo hàng năm đạt và vượt kế hoạch đề ra. Năm 2001 tổng số hộ nghèo toàn xã là 16,2% số hộ toàn xã, năm 2005 tỷ lệ 18%( theo tiêu chí mới), năm 2010 tỷ lệ 22,67%( theo tiêu chí mới), đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,9%( theo tiêu chí củ), .

2.Thực hiện nếp sống văn hóa, kỷ cương pháp luật

Ban Chỉ đạo các cấp tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân sống và làm việc theo pháp luật. Thực hiện giao tiếp văn minh, lịch sự, thái độ vui vẻ, trách nhiệm với công việc trong cơ quan, đơn vị. Xây dựng tác phong công nghiệp, làm việc có kỷ luật, thực hiện tốt quy ước của thôn.

Phong trào xây dựng thôn, gia đình văn hóa đã thực sự đi vào cuộc sống của người dân, bước đầu tạo sự chuyển biến trong nếp sống của từng cá nhân, gia đình, xã hội. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân được thực hiện dưới nhiều hình thức đã mang lại hiệu quả thiết thực. Ý thức chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước của người dân ngày càng cao, thực hiện tốt pháp lệnh 34 về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đến nay 10/10 thôn đã thực hiện tốt đạt 100%.,góp phần giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Đặc biệt, tổ hòa giải ở các thôn được thành lập và hoạt động có hiệu quả, đã góp phần giải quyết những mâu thuẫn, xích mích, bất hòa xảy ra ngay tại cộng đồng dân cư, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện vượt cấp.

Thực tế sau 15 năm thực hiện, cuộc vận động đã thực sự đi sâu vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, tạo những chuyển biến trong đời sống xã hội. Những giá trị văn hóa mang tính truyền thống của từng địa phương và thuần phong mỹ tục được giữ gìn và phát huy, những tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu được từng bước xóa bỏ. Đời sống văn hóa, tinh thần của người dân được từng bước nâng lên làm thay đổi bộ mặt từng thôn, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân ngày càng cao, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trong từng thôn được tăng cường.

3. Xây dựng môi trường văn hóa

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là thành quả của việc thực hiện Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) của Đảng về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Những giá trị di sản văn hóa dân tộc đã được giữ gìn và phát huy, thuần phong mỹ tục được khôi phục và phát triển, các hủ tục lạc hậu trong đám cưới, đám hỏi, ma chay.... từng bước được xóa bỏ. Quan hệ xóm giềng được thắt chặt, “tối lửa tắt đèn có nhau”, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế và xây dựng đời sống văn hóa mới, làm cho bộ mặt mỗi thôn, bản, khu phố ngày càng khởi sắc. Các quy ước của thôn được thực hiện tốt, đặc biệt đã phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ trong việc giáo dục con cháu, hoạt động khuyến học được các dòng họ chú trọng, đã góp phần đẩy mạnh phong trào khuyến học của các gia đình, dòng họ và toàn xã hội.

Phong trào “Phòng chống tệ nạn xã hội” được đẩy mạnh , nghiêm túc triển khai và thực hiện có hiệu quả từng bước giảm dần các tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, ma túy, bạo lực gia đình, số người vi phạm pháp luật…giảm mạnh; đã tạo được những chuyển biến tích cực trong nhận thức và trách nhiệm của người dân về công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Góp phần xây dựng đời sống văn hóa ngày càng lành mạnh ở các thôn.

Công tác bảo vệ môi trường của người dân ngày càng được nâng lên rõ rệt Thôn đã có hương ước, quy ước vì vậy hàng tháng luôn tổ chức quyét dọn, thu gom rác thải về nơi quy định. HTX chịu trách nhiệm tổ chức thu gom rác thải và phân loại theo nhóm, quyét dọn 4 lần / tháng . UBND xã đã xây dựng đề án phối hợp với Hội phụ Nữ xã và Hội nông dân, trạm y tế xã tổ chức tổng dọn vệ sinh trên địa bàn toàn vào tuần thứ 4 hàng tháng.

Thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái, vận động nhân dây xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước, cải tạo môi trường.Để hoàn thành tiêu chí về môi trường trong năm 2016 hội đồng nhân dân xã đã có nghị quyết đầu tư 50% giá trị công trình xây, đậy nắp rãnh thoát nước ở các thôn, còn lai 50% nhân dân tự nguyện đóng góp đã được cấp ủy và nhân dân đồng tình hưởng ứng tích cực tham gia thực hiện tiêu biểu các thôn: Khánh hội, Đông mỹ 1, Đông mỹ 2, Xử nhân 1, Xử nhân 2, xử nhân 3 còn lại 4 thôn chưa thực hiện như Cự khánh, phú điền,Đồng miên, Đông hòa, phát động phong trào xây dựng 3 công trình vệ sinh coa chính sách đầu tư xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh đến nay trên địa bàn xã tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh 59,7%, 100% hộ dùng nước hợp vệ sinh tiêu biểu cho phong trào như Hội phụ nữ với dự án chopa đã thực hiện được 630 nhà tiêu hợp vệ sinh,phấn đấu hoàn thành CT1 của chương trình, hội cựu chiến binh phát động hội viên tích cực tham gia xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh đạt trên 70% tổng số hội viên.

4. Xây dựng các thiết chế và hoạt động văn hóa-thể thao cơ sở

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao hiện có, đồng thời đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa, thể thao, chăm lo đời sống văn hóa của nhân dân gắn với việc xây dựng nông thôn mới. Việc xây dựng nhà văn hoá thôn luôn được xã quan tâm chỉ đạo, với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo. Vì vậy phong trào xây dựng nhà văn hoá thôn được triển khai trên toàn xã. Từ năm 2007 - 2012 toàn xã đã xây dựng được 9/10 nhà văn hoá thôn đạt 90% (với tổng kinh phí trên 1 tỷ 500 triệu.đ. Các công trình trên thường xuyên tổ chức hoạt động và đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, TDTT, hội họp của nhân dân tại các thôn góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân trong xã.

5. Thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội có nội dung văn hóa.

Đẩy mạnh việc giáo dục chính trị, truyền thống yêu nước, bồi dưỡng đạo đức, lối sống văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh, đấu tranh chống các biểu hiện phi văn hóa, suy thoái đạo đức, lối sống, tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào “Xây dựng nông thôn mới” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Ban chỉ đạo phong trào tiếp tục xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức từ xã đến cơ sở và ở các ban, ngành, đoàn thể. Các tổ chức trong hệ thống chính trị trên địa bàn xã và các đơn vị thôn đã tổ chức nhiều hoạt động thông tin, tuyên truyền như hưởng ứng ngày Gia đình Việt nam 28/6 với nhiều chủ đề “Kết nối yêu thương”, “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”, hưởng ứng ngày “Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ” 25/11…Các hoạt động Văn hóa Văn nghệ, Thể dục, Thể thao đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

Thực hiện các nội dung văn hóa; gắn kết thực hiện các nhiệm vụ của các ngành , đoàn thể với các phong trào: “ Học tập, lao động, sáng tạo trong cán bộ, viê chức”; Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; “ Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”; Phụ nữ tích cự học tập,lao động, sáng tạo xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”; “ Cựu chiến binh gương mẫu”; “ Tuổi trẻ Việt Nam sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại; “ Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân”…..

Cuộc Vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” góp phần nâng cao tình cảm yêu nước, lòng tự hào dân tộc gắn với phong tào thi đua yêu nước,tuyệt đối tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng. Đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Nhà nước, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm.

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy đảng, chính quyền và sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể và sự hưởng ứng đồng tình của toàn thể nhân dân

- Trong những năm qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” phát triển rất mạnh, có tác động thiết thực đối với xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, chú trọng phát triển các phong trào xây dựng gia đình, thôn văn hoá; phong trào xây dựng gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến; phong trào xây dựng cơ quan văn hoá; phong trào học tập, lao động sáng tạo; phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại... đã được các cơ sở, cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện, do đó có tác dụng to lớn đối với việc giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội và thúc đẩy kinh tế -xã hội phát triển. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng đã huy động mọi nguồn lực của nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội đảm bảo an ninh, trật tự; Phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, ý chí tự lực tự cường làm cho các giá trị văn hoá thấm sâu vào mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng khu dân cư; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh tạo nền tảng tư tưởng vững chắc.

2. Những hạn chế, tồn tại.

Bên cạnh những kết quả đạt được, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” vẫn còn những hạn chế nhất định cần được khắc phục để nâng cao chất lượng phong trào.

- Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Phong trào"TDĐKXDĐSVH" ở các cấp tuy có buớc phát triển nhưng chưa đồng đều. Phong trào phát triển chưa thường xuyên, chưa ổn định, có thôn phong trào chưa có chiều sâu, sự phối hợp giữa các ban ngành vẫn còn có hạn chế, chưa đồng bộ.

- Cấp ủy chi bộ thôn ở một số cơ sở có lúc chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phong trào; hoạt động của Ban vận động Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở một số cơ sở hoạt động chưa thường xuyên.

- Việc xây dựng các điển hình tiên tiến chưa thật sự được quan tâm đúng mức, xây dựng GĐVH, thôn văn hóa có nơi chất lượng chưa cao. Sự tham gia thực hiện phong trào của các tầng lớp nhân dân nhất là ở cơ sở chưa đồng đều, chưa có tính tự giác, còn chậm ở một bộ phận nhân dân, vai trò của trưởng thôn, người cao tuổi... chưa được phát huy triệt để. Vì vậy chưa khơi dậy được sự đồng thuận, tinh thần đoàn kết thống nhất trong nhân dân.

- Tác động và hiệu quả của phong trào đến thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa của địa phương còn hạn chế, chưa có sự thuyết phục, phong trào có xu hướng dàn trải, lệ thuộc vào kinh tế, xã hội của từng đơn vị, chưa khai thác được nhân tố con người trong quá trình thực hiện.

- Kinh phí đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa của địa phương còn hạn chế, công tác xã hội hóa, kêu gọi sự hỗ trợ đóng góp kinh phí xây dựng các thiết chế văn hóa còn gặp khó khăn, kinh phí dành cho tổ chức hoạt động của nhà văn hóa thôn chưa đáp ứng được yêu cầu.

3. Bài học kinh nghiệm

Qua 15 năm thực hiện phong trào Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã rút ra một số kinh nghiệm sau đây:

1.Yếu tố quyết định để triển khai phong trào một cách tích cực và mang lại hiệu quả là vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền và Ban vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở thôn, đồng thời phát huy vai trò vận động của các tổ chức quần chúng. Thực hiện lồng ghép với các cuộc vận động, các phong trào thi đua hiện có trong xã hội để cùng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Phải thực hiện nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân kiểm tra nhằm huy động sức mạnh của toàn dân theo nguyên tắc tự giác, tự quản là chủ yếu.

2.Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể. Công tác tuyên truyền, vận động phải thường xuyên, sâu rộng, có trọng tâm, trọng điểm trong nhân dân, động viên toàn dân tự giác tham gia sáng tạo, hưởng thụ các giá trị văn hóa

Phát huy vai trò của BCĐ phong trào từ xã đến cơ sở, đảm bảo sự thống nhất giữa các ngành, đoàn thể và luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc cơ sở, định kỳ tổ chức các hội nghị biểu dương khen thưởng kịp thời để cổ vũ động viên phong trào.

V. ĐỊNH HƯỚNG NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO ĐẾN NĂM 2020.

1. Phương hướng

Quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, làm cho Nghị quyết ngày càng thấm sâu vào đời sống xã hội. Đẩy mạnh phong trào "TDĐKXDĐSVH " thông qua việc xây dựng kế hoạch hoạt động, đề ra mục tiêu cụ thể vận động đông đảo nhân dân tham gia thực hiện. Tập trung đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả làm cho nhân dân nhận thức đúng về ý nghĩa, vai trò của phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Trọng tâm là phong trào xây dựng GĐVH, thôn văn hoá, cơ quan văn hoá, góp phần tích cực để phong trào phát triển sâu rộng. Tăng cường nguồn lực từ ngân sách nhà nước; đồng thời thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá nhằm đẩy mạnh việc xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao từ xã đến cơ sở thôn.

2. Nhiệm vụ

- Mục tiêu, giải pháp giai đoạn 2015 – 2020, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, mục tiêu của phong trào, phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở xã. Phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào “Ông, bà, cha, mẹ mẫu mực con cháu thảo hiền”, “Toàn dân đoàn kết chung tay xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh”, do Mặt trận Tổ quốc phát động. Phong trào “Gia đình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giúp nhau làm giàu chính đáng” của hội Nông dân. Phong trào “Phụ nữ tích cực học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” của hội Phụ nữ và việc thực hiện nếp sống văn minh trên địa bàn toàn xã

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng, đạo đức lối sống gắn với thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, chống lãng phí.

- Tăng cường nguồn lực phát triển vận động nhân dân đóng góp xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao cơ sở với sự hỗ trợ của nhà nước để đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, ổn định về tổ chức và hoạt động.

- Chỉ tiêu phấn đấu nâng cao chất lượng Phong trào đến năm 2020

1. 87% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá.

2. 100% thôn giữ vững danh hiệu thôn văn hoá; trong đó 100% trở lên thôn có cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hoá xã hội nông thôn mới.

3. 100% cơ quan trường, trạm đạt danh hiệu văn hóa.

4. 100% số thôn trên địa bàn xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới.

5. 100% số người dân được tuyên truyền, phổ biến về pháp luật và khoa học kỹ thuật.

6. 50% số người dân ở cơ sở tham gia thường xuyên vào các hoạt động văn hoá thể thao ở cộng đồng.

VI. GIẢI PHÁP

- Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý của Chính quyền địa phương.Đưa các phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu và các giải pháp thực hiện phong trào vào Nghị quyết của Đảng, kế hoạch của UBND để tập trung lãnh đạo.

- Phát huy vai trò của BCĐ các thôn.Lồng ghép việc triển khai phong trào “ TDĐKXDĐSVH” với triển khai thực hiện quy chế thực hiện nếp văn minh ở khu dân cư. Phối hợp chặt chẽ với Ban vận động thôn.

- Đẩy mạnh công tác thi đua – Khen thưởng: Làm tốt công tác biểu dương, khen thưởng người tốt, việc tốt, nhân rộng điển hình tiên tiến có tác dụng khích lệ, cỗ vũ phong trào.

- Đa dạng hóa nội dung, phương thức triển khai thực hiện phong trào: Chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tổ chức quản lý trên tất cả các lĩnh vực. Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá phong trào theo từng giai đoạn nhằm đưa ra những giải pháp thiết thực thúc đẩy phong trào phát triển.

VII. ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ

1. Thống nhất danh hiệu thi đua, công nhận và khen thưởng các danh hiệu văn hóa trong phong trào phù hợp với Luật thi đua – khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Bổ sung các nội dung xây dựng đời sống văn hóa phù hợp với yêu cầu phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết trung ương 7 khóa X về nông ghiệp, nông dân, nông thôn.

3. Các chủ trương, giải pháp, cơ chế chính sách, pháp luật nhằm huy động, tập hợp mọi nguồn lực để thực hiện phong trào.

4. Mô hình tỏ chức, nội dung, phương thức hoạt động và cơ chế phối hợp giữa các ngành, đoàn thể thành viên Ban chỉ đạo phong trào các cấp.

5. Các giải pháp mang tính chất đột phá để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của phong trào.

6. Các nội dung, mô hình, tiêu chí phù hợp với thực tiễn, yêu cấu phát triền phong trào của mỗi địa phương.

Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được của phong trào trong những năm qua, với sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành đoàn thể, sự tham gia hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân nhất định Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn xã Thiệu Duy sẽ tiếp tục phát triển, đạt được những kết quả thiết thực, đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới.

Nơi nhận: TM. BCĐ PT “TDĐKXDĐSVH”

-Phòng VHTT huyện; TRƯỞNG BAN

-TT Đảng ủy – HĐND xã;

- Thành viên BCĐ xã;

- Ban vận động XDĐSVH các thôn;

-Lưu: VP- UBND xã.

Lê Huy Luyên

Tổng kết 20 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000 – 2020

Đăng lúc: 19/08/2020 (GMT+7)
100%

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ THIỆU DUY

BCĐ PHONG TRÀO

“ TOÀN DÂN ĐKXD-ĐSVH”

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Thiệu Duy, ngày 11 tháng 8 năm 2020

Số: 20 / UBND-BCĐPT

BÁO CÁO

Tổng kết 20 năm thực hiện phong trào

“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000 – 2020


Phần thứ nhất

Tình hình triển khai và kết quả thực hiện phong trào

“ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000 – 2020

Thực hiện kế hoạch số 418/KH – UBND, Thiệu hóa, ngày 05 tháng 8 năm 2020 của ban chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa về việc tổ chức hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000 – 2020. Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã Thiệu Duy báo cáo kết quả 20 năm thực hiện phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000 – 2020 với các nội dung chủ yếu như sau:

I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO CHỈ ĐẠO

1.Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa:

Bám sát kế hoạch, hướng dẫn của ban chỉ đạo Trung ương, của tỉnh, của huyện về việc triển khai thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2000 - 2020, định hướng đến năm 2025, ban chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH đã tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã ban hành Nghị quyết về mục tiêu phát triển phong trào;

Hằng năm, Ban chỉ đạo tiến hành củng cố, kiện toàn tổ chức, phân công trách nhiệm cho từng thành viên; sơ kết, tổng kết đúc rút kinh nghiệm, phổ biến, nhân rộng các mô hình tiên tiến, các nhân tố mới trong phong trào.

Để phong trào tạo sự đồng thuận sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, UBMTTQ, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương sản xuất, kinh doanh giỏi với những mô hình kinh tế hộ gia đình phong phú, đa dạng, hiệu quả. Nhiều ngành nghề mới được du nhập, nhân rộng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho nhân dân.

Chỉ đạo các làng văn hóa xác định vấn đề cần quan tâm tại khu dân cư và tổ chức chỉ đạo thực hiện như: Vệ sinh môi trường, trật tự thôn xóm, DS- KHHGĐ,tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình... để đánh giá vào việc xây dựng và giữ vững danh hiệu Làng văn hóa.

2. Công tác vận động, tuyên truyền thực hiện phong trào

20 năm qua công tác tuyên truyền xây dựng phong trào TDĐKXDĐSVH được đẩy mạnh gắn với tuyên truyền pháp luật và tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh thôn xóm bằng nhiều hình thức tuyên truyền trên hệ thống Đài truyền thanh, tuyên truyền băng zôn, khẩu hiệu; tuyên truyền trong các cuộc họp thôn, trong sinh hoạt các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội, các câu lạc bộ...

Đài truyền thanh xã thường xuyên tuyên truyền về công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và phổ biến giáo dục pháp luật. Duy trì thường xuyên chuyên mục “ xây dựng đời sống văn hóa” và chuyên mục “ pháp luật và đời sống”, tuyên truyền phòng chống tội phạm, ma túy, giữ vững an ninh chính trị - trật tự ATXT...nâng cao nhận thức cho người dân về đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, những gương điển hình người tốt việc tốt.

MTTQ, các ban ngành đoàn thể chính trị- xã hội từ xã đến thôn đã phối hợp tuyên truyền sâu rộng trong hội viên, đoàn viên,tích cực tham gia các cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,phong trào thi đua “ Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn hóa” phong trào năm không 3 sạch,phong trào quỹ mái ấm tình thương, phong trào xây dựng 3 công trình vệ sinh, phong trào xây dựng gia đình “ No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” ....của HLHPN, Phong trào “Nông dân chung tay làm giàu”, phong trào “ Sản xuất kinh doanh giỏi” của Hội nông dân, phong trào cựu chiến binh gương mẫu, nghĩa tình đồng đội của cựu chiến binh, phong trào thanh niên xung kích tình nguyên và bảo vệ tổ quốc của Đoàn thanh niên, phong trào vận động quỹ vì người nghèo của MTTQ; Phong trào khu dân cư an toàn về ANTT của công an….. tạo được sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ và nhân dân về xây dựng gia đình hạnh phúc, hòa thuận, bình đẳng, xây dựng khu dân cư an toàn, xây dựng ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường xanh- sạch- đẹp, phát triển kinh tế- xã hội,phong trào toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG TRONG PHONG

TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XD ĐSVH”

1. Đoàn kết giúp nhau “xóa đói, giảm nghèo”:

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã có tác động toàn diện đến sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, góp phần tích cực vào quá trình thực hiện chủ trương “Xóa đói giảm nghèo”. Trong quá trình triển khai phong trào, đặc biệt quan tâm đến phát triển đời sống kinh tế gia đình, kinh tế tập thể, xây dựng cơ sở hạ tầng. Thông qua nhiều hình thức như: hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ giống, chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề…đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển kinh tế. Ngoài ra, mỗi cơ sở có các tổ chức đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh…đã có nhiều hình thức giúp nhau xóa đói giảm nghèo có hiệu quả. Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới kết quả nổi bật là đến nay trên địa bàn xã các tuyến đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng đã hoàn thành.Bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt, đường làng ngõ xóm khang trang sạch đẹp, tỷ lệ bê tông hóa đường nông thôn kiên cố hóa nông thôn nội đồng tăng lên hàng năm từ nguồn kinh phí đóng góp của người dân và sự hỗ trợ của nhà nước. Nhiều thiết chế và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa được địa phương quan tâm đầu tư như nhà thi đấu đa năng, sân vận động,…. Người dân đã không ngừng tiếp thu khoa học kỹ thuật, tăng gia sản xuất vươn lên làm giàu. Đời sống tinh thần cũng được các cấp, các ngành, nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, hoạt động lễ hội văn hóa được phục hồi và phát huy.

Những chuyển biến trên đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển toàn diện kinh tế-xã hội của địa phương, động viên ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống của mọi người dân, từng bước xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, các gia đình chính sách, trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm giúp đỡ. Hàng năm, vào các dịp lễ, tết, địa phương và các ban ngành trên địa bàn xã đã thường xuyên quan tâm thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách. Đến nay trên địa bàn xã không còn hộ đói, tỷ lệ hộ thoát nghèo hàng năm đạt và vượt kế hoạch đề ra. Năm 2001 tổng số hộ nghèo toàn xã là 16,2%, năm 2005 tỷ lệ 18%( theo tiêu chí mới), năm 2010 tỷ lệ 22,67%(theo tiêu chí mới),năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn 4,9%, Năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo còn 46 hộ chiếm tỷ lệ 2,21%,

2.Thực hiện nếp sống văn hóa, kỷ cương pháp luật

Ban Chỉ đạo các cấp tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân sống và làm việc theo pháp luật. Thực hiện giao tiếp văn minh, lịch sự, thái độ vui vẻ, trách nhiệm với công việc trong cơ quan, đơn vị. Xây dựng tác phong công nghiệp, làm việc có kỷ luật, thực hiện tốt quy ước của thôn.

Phong trào xây dựng thôn, gia đình văn hóa đã thực sự đi vào cuộc sống của người dân, bước đầu tạo sự chuyển biến trong nếp sống của từng cá nhân, gia đình, xã hội. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân được thực hiện dưới nhiều hình thức đã mang lại hiệu quả thiết thực. Ý thức chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước của người dân ngày càng cao, thực hiện tốt pháp lệnh 34 về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đến nay 07/07 thôn đã thực hiện tốt đạt 100%.,góp phần giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Đặc biệt, tổ hòa giải ở các thôn được thành lập và hoạt động có hiệu quả, đã góp phần giải quyết những mâu thuẫn, xích mích, bất hòa xảy ra ngay tại cộng đồng dân cư, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện vượt cấp.

Thực tế sau 20 năm thực hiện, cuộc vận động đã thực sự đi sâu vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, tạo những chuyển biến trong đời sống xã hội. Những giá trị văn hóa mang tính truyền thống của từng địa phương và thuần phong mỹ tục được giữ gìn và phát huy, những tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu được từng bước xóa bỏ. Đời sống văn hóa, tinh thần của người dân được từng bước nâng lên làm thay đổi bộ mặt từng thôn, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân ngày càng cao, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trong từng thôn được tăng cường.

3. Xây dựng môi trường văn hóa

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là thành quả của việc thực hiện Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) của Đảng về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Những giá trị di sản văn hóa dân tộc đã được giữ gìn và phát huy, thuần phong mỹ tục được khôi phục và phát triển, các hủ tục lạc hậu trong đám cưới, đám hỏi, ma chay.... từng bước được xóa bỏ. Quan hệ xóm giềng được thắt chặt, “tối lửa tắt đèn có nhau”, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế và xây dựng đời sống văn hóa mới, làm cho bộ mặt mỗi thôn, bản, khu phố ngày càng khởi sắc. Các quy ước của thôn được thực hiện tốt, đặc biệt đã phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ trong việc giáo dục con cháu, hoạt động khuyến học được các dòng họ chú trọng, đã góp phần đẩy mạnh phong trào khuyến học của các gia đình, dòng họ và toàn xã hội.

Phong trào “Phòng chống tệ nạn xã hội” được đẩy mạnh , nghiêm túc triển khai và thực hiện có hiệu quả từng bước giảm dần các tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, ma túy, bạo lực gia đình, số người vi phạm pháp luật…giảm mạnh; đã tạo được những chuyển biến tích cực trong nhận thức và trách nhiệm của người dân về công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Góp phần xây dựng đời sống văn hóa ngày càng lành mạnh ở các thôn.

Công tác bảo vệ môi trường của người dân ngày càng được nâng lên rõ rệt Thôn đã có hương ước, quy ước vì vậy hàng tháng luôn tổ chức quyét dọn, thu gom rác thải về nơi quy định. HTX chịu trách nhiệm tổ chức thu gom rác thải và phân loại theo nhóm, quyét dọn 4 lần / tháng . UBND xã đã xây dựng đề án phối hợp với Hội phụ Nữ xã và Hội nông dân, trạm y tế xã tổ chức tổng dọn vệ sinh trên địa bàn toàn vào tuần thứ 4 hàng tháng.

Thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái, vận động nhân dây xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước, cải tạo môi trường.năm 2018 xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới.

4. Xây dựng các thiết chế và hoạt động văn hóa-thể thao cơ sở

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao hiện có, đồng thời đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa, thể thao, chăm lo đời sống văn hóa của nhân dân gắn với việc xây dựng nông thôn mới. Việc xây dựng nhà văn hoá thôn luôn được xã quan tâm chỉ đạo, với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo. Vì vậy phong trào xây dựng nhà văn hoá thôn được triển khai trên toàn xã. Từ năm 2015 toàn xã đã xây dựng được 6/7 nhà văn hoá thôn đạt 90%, còn 01 nhà văn hóa đang chờ ý kiến chỉ đạo của huyện về việc thực hiện làm nhà văn hóa trên diện tích đất đang sử dụng. Các công trình trên thường xuyên tổ chức hoạt động và đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, TDTT, hội họp của nhân dân tại các thôn góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân trong xã.

5. Thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội có nội dung văn hóa.

Đẩy mạnh việc giáo dục chính trị, truyền thống yêu nước, bồi dưỡng đạo đức, lối sống văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh, đấu tranh chống các biểu hiện phi văn hóa, suy thoái đạo đức, lối sống, tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào “Xây dựng nông thôn mới” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Ban chỉ đạo phong trào tiếp tục xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức từ xã đến cơ sở và ở các ban, ngành, đoàn thể. Các tổ chức trong hệ thống chính trị trên địa bàn xã và các đơn vị thôn đã tổ chức nhiều hoạt động thông tin, tuyên truyền như hưởng ứng ngày Gia đình Việt nam 28/6 với nhiều chủ đề “Kết nối yêu thương”, “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”, hưởng ứng ngày “Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ” 25/11…Các hoạt động Văn hóa Văn nghệ, Thể dục, Thể thao đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

Thực hiện các nội dung văn hóa; gắn kết thực hiện các nhiệm vụ của các ngành , đoàn thể với các phong trào: “ Học tập, lao động, sáng tạo trong cán bộ, viê chức”; Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; “ Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”; Phụ nữ tích cự học tập,lao động, sáng tạo xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”; “ Cựu chiến binh gương mẫu”; “ Tuổi trẻ Việt Nam sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại; “ Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân”…..

Cuộc Vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” góp phần nâng cao tình cảm yêu nước, lòng tự hào dân tộc gắn với phong tào thi đua yêu nước,tuyệt đối tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng. Đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Nhà nước, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHONG TRÀO “ TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” GIAI ĐOẠN 2000 -2020”

1. Xây dựng người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến

Xây dựng gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến đã trở thành mục tiêu trong trong mỗi gia đình, dòng họ, trong mỗi thôn, làng và đã được nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước là phải thi đua”; trong những năm qua, phong trào thi đua lao động sáng tạo được phát động mạnh mẽ, điều khắp trên các lĩnh vực, đời sống xã hội, các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế, các Đảng ủy,chính quyền, MTTQ, các đoàn thể góp phần tạo sự chuyển biến tích cực ở mọi cấp, mọi ngành, mọi đoàn thể, mọi cơ quan, đơn vị và trong nhân dân, làm cho phong trào thi đua yêu nước phát triển sôi nổi trong toàn xã, góp phần nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, tạo môi trường xã hội lành mạnh, củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Ngoài ra, phong trào thi đua còn khơi dậy ý thức, trách nhiệm, nhiệt tình cách mạng và những sáng kiến, sáng tạo, vượt qua khó khăn để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Nhiều phong trào thi đua được phát động ở các cấp, các ngành trong toàn xã như: Phong trào “ Thôn lành mạnh, không có tệ nạn ma túy, mại dâm”, “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của các Nhà Trường; phong trào “Thi đua quyết thắng” trong lực lượng vũ trang nhân dân; phong trào “Nông dân sản xuất giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo”; phong trào cựu chiến binh gương mẫu, phong trào thanh niên xung kích tình nguyên và bảo vệ tổ quốc, phong trào toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới; phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”...đã thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn xã tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện.

Qua các phong trào, đã xuất hiện nhiều cá nhân và tập thể điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực sản xuất kinh tế, công tác, hoạt động xã hội...nhiều gương người tốt việc tốt, nhiều cán bộ, chiến sỹ và nhiều cơ quan, ban ngành trong toàn xã có nhiều thành tích trong công tác, lao động sáng tạo...đã được tuyên dương khen thưởng tại nhiều hội nghị cấp huyện, xã, các ngành …đã kịp thời động viên các cá nhân, tập thể điển hình tiêu biểu và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong toàn xã. Tạo nên phong trào thi đua sôi nổi, góp phần nâng cao chất lượng của phong trào.

Kết quả phong trào thi đua yêu nước từ năm 2001 đến nay UBND xã đã tặng 260 lượt giấy khen, trong đó có 70 tập thể, 190 cá nhân ( Huyện 30 , xã 160 cá nhân). ngoài ra còn nhiều tập thể và cá nhân đã được các ban ngành huyện, tỉnh tặng danh hiệu phần thưởng cao quý, 3 đơn vị nhà trường được Tỉnh và Huyện tặng giấy khen cơ quan đạt chuẩn văn hóa.

2. Phong trào xây dựng ‘Gia đình văn hóa”

Xây dựng GĐVH là nội dung có vị trí hết sức quan trọng trong việc xây dựng thôn văn hóa, chính vì vậy phong trào đã được nhân dân đồng tình hưởng ứng và tham gia thực hiện, đa số các gia đình tham gia phong trào đều thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng GĐVH, có ý thức tự giác trong việc chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Hàng năm BCĐ xã đã hướng dẫn các cơ sở bình chọn và công nhận danh hiệu gia đình văn hoá, tổ chức khen thưởng cho các gia đình văn hoá tiêu biểu trong toàn xã, kịp thời động viên và nhân rộng mô hình GĐVH tiêu biểu, góp phần nâng cao chất lượng phong trào. Công tác xây dựng gia đình văn hóa phát triển mạnh gắn liền với phong trào xây dựng thôn văn hóa đã được nhân dân hưởng ứng và đạt kết quả năm sau cao hơn năm trước. Từ năm 2001- 2015 số lượng gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa ngày càng cao, năm 2001 có 1059 / 1580 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đạt 67%; năm 2005 có 1.270/1.790 hộ đạt gia đình văn hóa, đạt 71%; năm 2010 có 1.538/1.972 hộ đạt gia đình văn hóa, đạt 78%; năm 2015 đạt tỷ lệ 84,6%; năm 2019 toàn xã đạt 89% (so với năm 2015 tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá tăng 4,4%).

3. Phong trào xây dựng thôn văn hóa

Trong những năm qua, phong trào xây dựng thôn văn hoá phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành phong trào sôi nổi và rộng khắp. Việc bình xét thôn văn hoá hàng năm được tiến hành đúng quy trình, thủ tục dựa trên các tiêu chuẩn hướng dẫn của Bộ văn hoá, Thể thao, Du lịch . Xã đã tiến hành sơ kết 5 năm, tổng kết 20 năm phong trào xây dựng Thôn, làng văn hoá trên toàn xã, tổ chức khen thưởng tuyên dương nhiều thôn, làng văn hoá tiêu biểu, đồng thời rút ra những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện để nâng cao chất lượng phong trào trong thời gian tới. Đến nay toàn xã đã có 07/07 thôn được công nhận danh hiệu thôn văn hoá đạt 100% . Phong trào xây dựng thôn văn hoá đã được sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, do đó phong trào phát triển nhanh, sâu rộng, khơi dậy niềm tin và sự thi đua sáng tạo trong từng cộng đồng dân cư ở thôn, làng. Vì vậy đã phát huy tốt vai trò tự quản, ý thức chủ động, tích cực của cộng đồng, đặc biệt là ý thức tự giác, tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, công tác trợ giúp các gia đình khó khăn, công tác xóa đói giảm nghèo đã được các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ngành đoàn thể quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ thường xuyên. Kết quả các cuộc vận động ngày vì người nghèo với số tiền 87.800.000đ, chi hỗ trợ tu sữa nâng cấp nhà cho 19 hộ, phong trào xây dựng nhà văn hóa tiêu biểu như làng Đông mỹ đã xây dựng nhà thờ thành hoàng làng trên 1 tỷ đồng, thôn Đông hòa, khánh hội , phú điền, Xử nhân 1, Xử nhân 2, Cự khánh. Việc thực hiện Quy ước thôn văn hóa đã phát huy được hiệu quả, nhiều phong tục. tập quán tốt đẹp, các giá trị văn hóa truyền thống được gìn giữ, bảo tồn, phát huy, quan hệ gia đình, hàng xóm ngày càng được gắn bó, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương được giữ vững. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh” tiếp tục phát triển rộng khắp, được nhân dân đồng tình và hưởng ứng. Có thể nói, phong trào xây dựng thôn, làng văn hóa đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn xã.

4. Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong giai đoạn mới.

Thông qua Cuộc vận động, Ban Chỉ đạo đã phối hợp với các cấp uỷ đảng, chính quyền vận động nhân dân thực hiện quy chế dân chủ, tham gia xây dựng các Quy ước xây dựng thôn, làng văn hoá. Triển khai kế hoạch UBND các đơn vị thôn đã tiến hành sửa đổi, bổ sung Quy ước thôn. Việc sửa đổi, bổ sung Quy ước nhằm động viên nhân dân tích cực thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước;nhân dân tham gia sữa đổi hiến pháp năm 1992 góp phần tích cực vào việc xây dựng Đảng, chính quyền, ngày càng vững mạnh. Qua đó nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tích cực tham gia phong trào “Quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc”, “Phòng, chống tội phạm ma túy”, “Toàn dân giáo dục cảm hóa người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng”, “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông”... Bằng tình làng nghĩa xóm, nhân dân ở các thôn đã giúp đỡ, cảm hóa giáo dục nhiều đối tượng vi phạm pháp luật trở thành người tốt, tạo cho họ công ăn việc làm ổn định; giáo dục các đối tượng thanh thiếu niên chậm tiến; tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh phong trào tự quản an ninh trật tự, vệ sinh Môi trường ở địa bàn dân cư và nơi công cộng. Trên địa bàn xã có 05 tổ hòa giải, đã hòa giải thành công nhiều vụ mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, bất hòa trong gia đình, góp phần giữ vững và ổn định tình hình trật tự an ninh thôn xóm.

Việc triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã được cả hệ thống chính trị triển khai thực hiện đồng bộ theo chức năng, nhiệm vụ và đã được lồng ghép, thống nhất giữa các thành viên, các cơ quan trường, trạm y tế đóng trên địa bàn tham gia thực hiện. Cuộc vận đã góp phần tích cực đến phong trào xây dựng “thôn văn hóa”, tạo nên diện mạo cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn trên địa bàn xã cả về Kinh tế- Văn hóa Xã hội, An ninh - Quốc phòng, tiếp tục khẳng định nội dung của cuộc vận động đã đáp ứng được yêu cầu là cầu nối giữa Đảng- Chính quyền- Nhân dân, khơi dậy nguồn lực truyền thống đoàn kết, tạo nên sức mạnh nội lực trong mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư.

5. Xây dựng và thực hiện cơ quan trường, Trạm có nếp sống văn hóa

Phong trào xây dựng “cơ quan văn hoá” được triển khai từ năm 2009 đến nay đã được các cơ quan trường trong toàn xã hưởng ứng tích cực. Lãnh đạo các cơ quan cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong toàn xã đã hưởng ứng và thực hiện tốt các tiêu chí về nếp sống văn hoá, văn minh công sở, xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa, vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn xã tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện “Vì người nghèo” ... hàng năm tổ chức triển khai cho các cơ quan, đơn vị đăng ký thi đua ngay từ đầu năm. Từ năm 2010 đến nay đã có 03 đơn vị trường học được công nhận đạt danh hiệu cơ quan văn hóa, trạm y tế xã được công nhận đạt chuẩn về y tế giai đoạn 2. Quá trình thực hiện phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa đã củng cố và nâng cao tính kỷ cương, nề nếp nơi công sở, ý thức chấp hành kỷ luật công tác, cũng như xây dựng môi trường văn hóa nơi làm việc. Bên cạnh đó, phong trào này đã tạo động lực để mỗi cơ quan, đơn vị phấn đấu nâng cao hiệu quả công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

6. Phong trào “Toàn dân rèn luyện thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại”

Phong trào TDTT ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu và đã trở thành một phong trào tự nguyện, tự giác của đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Hàng năm xã tổ chức từ 1-2 giải thể thao cấp xã và các giải thể thao do huyện tổ chức – kết quả xã đạt nhiều giải cao như giải nhất cúp bóng đá mùa xuân 2015, giải nhì cúp bóng đá mùa xuân 2016,giải 4 cúp bóng đá ha li đa do liên đoàn bóng đá tỉnh tổ chức,giải nhất bóng chuyền hơi nam năm 2019, các nhà trường tiểu học, trung học cơ sở tham gia đều đạt giải cao đã thu hút được hàng nghin lượt người ở nhiều lứa tuổi tham gia, phong trào hoạt động TDTT phát triển mạnh như thôn Đông mỹ, Khánh hội..... đặc biệt trên địa bàn toàn xã, hội người cao tuổi đã thành lập được 7 câu lạc bộ dưỡng sinh, 01 câu lạc bộ liên thế hệ thường xuyên tham gia luyện tập thể thao như bóng chuyền hơi, thể dục dưỡng sinh. Đến nay tỷ lệ người tập thể dục, thể thao thường xuyên trên địa bàn xã chiếm 60% dân số. Các thiết chế văn hóa – thể thao trên địa bàn các thôn đã có.

7. Phong trào học tập, lao động, sáng tạo

Những năm qua, Phong trào “Học tập, lao động sáng tạo”, xây dựng doanh nghiệp giỏi, cơ quan văn hóa và nhiều phong trào khác trên địa bàn xã đã đi vào chiều sâu, hoạt động có hiệu quả, được phát huy, nhất là trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân dân lao động cũng như mọi tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao trình độ nghề nghiệp, ứng dụng KHCN hiện đại vào chuyên môn nghiệp vụ, sản xuất kinh doanh, phát huy những ý tưởng sáng tạo của tập thể, cá nhân... Hàng năm, các cơ quan đều phát động phong trào thi đua sôi nổi trong cán bộ, công nhân viên chức lao động. Việc ứng dụng công nghệ thông tin được các cơ quan, trường học chú trọng, đã góp phần nâng cao hiệu quả công việc; công tác tuyên truyền, phổ biến khoa học kỹ thuật và ứng dụng các thành tựu vào sản xuất được chú trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp đã đưa năng suất cây trồng, vật nuôi ngày càng tăng. Trong 20 năm qua UBND xã phối hợp với trung tâm học tập cộng đồng và các ban nghành đoàn thể, HTXDV đã tuyên truyền mở các lớp chuyển giao KHKT với số lớp là 315 lớp và các bài tuyên truyền, số người tham gia là 19.500 lượt

8. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội

Thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị; Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/1/2011 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;Quyết định 1323 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa và NQ của ban chấp hành đảng bộ xã đề ra về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Các thôn đã đưa các quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội vào quy ước hoạt động của thôn, nên sự chuyển biến tích cực văn minh trong việc cưới, việc tang, bước đầu đạt được một số kết quả khích lệ.

Việc cưới: Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới có tiến bộ, trong những năm gần đây, đa số đám cưới đã được nhân dân tổ chức theo hướng lành mạnh, tiết kiệm, văn minh và phù hợp với truyền thống của dân tộc. Việc đăng ký và trao giấy đăng ký kết hôn tổ chức tại UBND xã theo đúng luật. Hầu hết các đám cưới hiện nay chỉ tổ chức gọn nhẹ không linh đình, không dùng thuốc lá trong đám cưới, không mở nhạc quá 22h và mở trước 5h sáng.Đảng ủy đã có nghị quyết giao cho Đoàn thanh niên phối hợp với ban xây dựng đời sống văn hóa thôn tổ chức đám cưới cho thanh niên tập chung tại nhà văn hóa thôn tiêu biểu như thôn Khánh hội ,Đông hòa.Xong vẫn còn gia đình khi tổ chức cưới vẫn sử dụng thuốc lá, tổ chức ăn uống lãng phí.

Việc tang: Nếp sống văn minh trong việc tang được thực hiện tương đối tốt, không còn hiện tượng để thi hài người chết quá 48h trong nhà, không sử dụng nhạc tang, kèn, trống quá 22 giờ đêm và trước 5 giờ sáng, an táng đúng nơi quy định, không gây ô nhiễm môi trường. Các thôn đều thành lập Ban tổ chức tang lễ để tổ chức việc tang nhanh, gọn, trang trọng, đúng quy định và phù hợp với phong tục ở địa phương, do đó đã hạn chế được một số hủ tục lạc hậu như khóc mướn, lăn đường... việc cúng 49 ngày, 100 ngày được tổ chức gọn nhẹ trong nội bộ gia đình và dòng tộc.

Hội làng truyền thống: Việc tổ chức lễ hội truyền thống hàng năm được thực hiện trang trọng, đúng quy định của pháp luật, đúng nghi lễ, tạo không khí vui tươi, khơi dậy và phát huy được nhiều nét sinh hoạt văn hoá dân gian truyền thống của xã.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm.

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy đảng, chính quyền và sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể và sự hưởng ứng đồng tình của toàn thể nhân dân

- Trong những năm qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” phát triển rất mạnh, có tác động thiết thực đối với xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, chú trọng phát triển các phong trào xây dựng gia đình, thôn văn hoá; phong trào xây dựng gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến; phong trào xây dựng cơ quan văn hoá; phong trào học tập, lao động sáng tạo; phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại... đã được các cơ sở, cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện, do đó có tác dụng to lớn đối với việc giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội và thúc đẩy kinh tế -xã hội phát triển. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng đã huy động mọi nguồn lực của nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội đảm bảo an ninh, trật tự; Phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, ý chí tự lực tự cường làm cho các giá trị văn hoá thấm sâu vào mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng khu dân cư; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh tạo nền tảng tư tưởng vững chắc.

2. Những hạn chế, tồn tại.

Bên cạnh những kết quả đạt được, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” vẫn còn những hạn chế nhất định cần được khắc phục để nâng cao chất lượng phong trào.

- Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Phong trào"TDĐKXDĐSVH" ở các cấp tuy có buớc phát triển nhưng chưa đồng đều. Phong trào phát triển chưa thường xuyên, chưa ổn định, có thôn phong trào chưa có chiều sâu, sự phối hợp giữa các ban ngành vẫn còn có hạn chế, chưa đồng bộ.

- Cấp ủy chi bộ thôn ở một số cơ sở có lúc chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phong trào; hoạt động của Ban vận động Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở một số cơ sở hoạt động chưa thường xuyên.

- Việc xây dựng các điển hình tiên tiến chưa thật sự được quan tâm đúng mức, xây dựng GĐVH, thôn văn hóa có nơi chất lượng chưa cao. Sự tham gia thực hiện phong trào của các tầng lớp nhân dân nhất là ở cơ sở chưa đồng đều, chưa có tính tự giác, còn chậm ở một bộ phận nhân dân, vai trò của trưởng thôn, người cao tuổi... chưa được phát huy triệt để. Vì vậy chưa khơi dậy được sự đồng thuận, tinh thần đoàn kết thống nhất trong nhân dân.

- Tác động và hiệu quả của phong trào đến thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa của địa phương còn hạn chế, chưa có sự thuyết phục, phong trào có xu hướng dàn trải, lệ thuộc vào kinh tế, xã hội của từng đơn vị, chưa khai thác được nhân tố con người trong quá trình thực hiện.

- Kinh phí đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa của địa phương còn hạn chế, công tác xã hội hóa, kêu gọi sự hỗ trợ đóng góp kinh phí xây dựng các thiết chế văn hóa còn gặp khó khăn, kinh phí dành cho tổ chức hoạt động của nhà văn hóa thôn chưa đáp ứng được yêu cầu.

3. Bài học kinh nghiệm

Qua 20 năm thực hiện phong trào Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã rút ra một số kinh nghiệm sau đây:

1.Yếu tố quyết định để triển khai phong trào một cách tích cực và mang lại hiệu quả là vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền và Ban vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở thôn, đồng thời phát huy vai trò vận động của các tổ chức quần chúng. Thực hiện lồng ghép với các cuộc vận động, các phong trào thi đua hiện có trong xã hội để cùng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Phải thực hiện nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân kiểm tra nhằm huy động sức mạnh của toàn dân theo nguyên tắc tự giác, tự quản là chủ yếu.

2.Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể. Công tác tuyên truyền, vận động phải thường xuyên, sâu rộng, có trọng tâm, trọng điểm trong nhân dân, động viên toàn dân tự giác tham gia sáng tạo, hưởng thụ các giá trị văn hóa

Phát huy vai trò của BCĐ phong trào từ xã đến cơ sở, đảm bảo sự thống nhất giữa các ngành, đoàn thể và luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc cơ sở, định kỳ tổ chức các hội nghị biểu dương khen thưởng kịp thời để cổ vũ động viên phong trào.

V. ĐỊNH HƯỚNG NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO ĐẾN NĂM 2025.

1. Phương hướng.

Quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, làm cho Nghị quyết ngày càng thấm sâu vào đời sống xã hội. Đẩy mạnh phong trào "TDĐKXDĐSVH " thông qua việc xây dựng kế hoạch hoạt động, đề ra mục tiêu cụ thể vận động đông đảo nhân dân tham gia thực hiện. Tập trung đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả làm cho nhân dân nhận thức đúng về ý nghĩa, vai trò của phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Trọng tâm là phong trào xây dựng GĐVH, thôn văn hoá, cơ quan văn hoá, góp phần tích cực để phong trào phát triển sâu rộng. Tăng cường nguồn lực từ ngân sách nhà nước; đồng thời thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá nhằm đẩy mạnh việc xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao từ xã đến cơ sở thôn.

2. Nhiệm vụ

-Mục tiêu, giải pháp giai đoạn 2020 -2025 tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, mục tiêu của phong trào, phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa chính quyền với mặt trận tổ quốc và các đoàn thể ở xã. Phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào “ Ông, bà, cha, mẹ mẫu mực con cháu thảo hiền”, “ Toàn dân đoàn kết chung tay xây dựng nông thôn mới nâng cao, thôn nông thôn mới kiểu mẫu” do Mặt trận tổ quốc phát động. Phong trào “ Gia đình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giúp nhau làm giàu chính đáng” của hội Nông dân. Phong trào “ Phụ nữ tích cực học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” của hội Phụ nữ và việc thực hiện nếp sống văn minh trên địa bàn toàn xã.

-Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng, đạo đức lối sống gắn với thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, chống lãnh phí.

- Tăng cường nguồn lực phát triển vận động nhân dân đóng góp xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở với sự hỗ trợ của nhà nước để đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị,onnr định về tổ chức và hoạt động.

- Chỉ tiêu phấn đấu nâng cao chất lượng phong trào đến năm 2025;

1. 90% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa;

2. 100% thôn giữ vững danh hiệu thôn văn hóa, trong đó 100% trở lên thôn có cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa xã hội nông thôn mới;

3. 100% cơ quan trường, trạm đạt danh hiệu văn hóa;

4. 100% số thôn trên địa bàn xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới;

5. 100% số người dân được tuyên truyền, phổ biến về pháp luật và khoa học kỹ thuật.

6. 70% số người dân ở cơ sở tham gia thường xuyên vào các hoạt động văn hóa thể thao ở cộng đồng.

VI. GIẢI PHÁP

- Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý của Chính quyền địa phương.Đưa các phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu và các giải pháp thực hiện phong trào vào Nghị quyết của Đảng, kế hoạch của UBND để tập trung lãnh đạo.

- Phát huy vai trò của BCĐ các thôn.Lồng ghép việc triển khai phong trào “ TDĐKXDĐSVH” với triển khai thực hiện quy chế thực hiện nếp văn minh ở khu dân cư. Phối hợp chặt chẽ với Ban vận động thôn.

- Đẩy mạnh công tác thi đua – Khen thưởng: Làm tốt công tác biểu dương, khen thưởng người tốt, việc tốt, nhân rộng điển hình tiên tiến có tác dụng khích lệ, cỗ vũ phong trào.

- Đa dạng hóa nội dung, phương thức triển khai thực hiện phong trào: Chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tổ chức quản lý trên tất cả các lĩnh vực. Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá phong trào theo từng giai đoạn nhằm đưa ra những giải pháp thiết thực thúc đẩy phong trào phát triển.

VII. ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ

1. Thống nhất danh hiệu thi đua, công nhận và khen thưởng các danh hiệu văn hóa trong phong trào phù hợp với Luật thi đua – khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Bổ sung các nội dung xây dựng đời sống văn hóa phù hợp với yêu cầu phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết trung ương 7 khóa X về nông ghiệp, nông dân, nông thôn.

3. Các chủ trương, giải pháp, cơ chế chính sách, pháp luật nhằm huy động, tập hợp mọi nguồn lực để thực hiện phong trào.

4. Mô hình tỏ chức, nội dung, phương thức hoạt động và cơ chế phối hợp giữa các ngành, đoàn thể thành viên Ban chỉ đạo phong trào các cấp.

5. Các giải pháp mang tính chất đột phá để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của phong trào.

6. Các nội dung, mô hình, tiêu chí phù hợp với thực tiễn, yêu cấu phát triền phong trào của mỗi địa phương.

VIII. CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG

- Từ những kết quả trong các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” như: Phát triển kinh tế giúp nhau xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn minh, kỹ cương xã hội, sống và làm việc theo pháp luật, xây dựng người tốt, việc tốt…

- Căn cứ vào luật thi đua khen thưởng và mức độ hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu thi đua, xét đề nghị của các ngành, HĐTĐ-KT đã xét khen thưởng cho 5 tập thể và 15 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được của phong trào trong những năm qua, với sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành đoàn thể, sự tham gia hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân nhất định Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn xã Thiệu Duy sẽ tiếp tục phát triển, đạt được những kết quả thiết thực, đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới.

Nơi nhận: TM. BCĐ PT “TDĐKXDĐSVH”

-Phòng VHTT huyện; TRƯỞNG BAN

-TT Đảng ủy – HĐND xã;

- Thành viên BCĐ xã;

- Ban vận động XDĐSVH các thôn;

-Lưu: VP- UBND xã.

Lê Xuân Thủy

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ THIỆU DUY

BCĐ PHONG TRÀO

“ TOÀN DÂN ĐKXD-ĐSVH”

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Thiệu Duy, ngày 10 tháng 6 năm 2016

Số: 20 / UBND-BCĐPT

BÁO CÁO

Tổng kết 15 năm thực hiện phong trào

“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000 – 2015


Phần thứ nhất

Tình hình triển khai và kết quả thực hiện phong trào

“ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000 – 2015

Thực hiện Công văn số 884/BCĐVPTTBCĐ ngày 19/4/2016 của Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóatỉnh Thanh Hóa về việc tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóagiai đoạn (2000 - 2015) và Công văn số 544/UBND-VHTT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của UBND huyện Thiệu Hóa về việc triển khai, tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện phong trào “ TDĐKXDĐSVH”. Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóaxã Thiệu Duy báo cáo kết quả 15 năm thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóagiai đoạn 2000 - 2015 với các nội dung chủ yếu như sau:

I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO CHỈ ĐẠO

1.Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện phong trào toàn dân đoàn

kết xây dựng đời sống văn hóa:

Bám sát kế hoạch, hướng dẫn của ban chỉ đạo Trung ương, của tỉnh, của huyện về việc triển khai thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2000 - 2015, định hướng đến năm 2020, ban chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH đã tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã ban hành Nghị quyết về mục tiêu phát triển phong trào;

Hằng năm, Ban chỉ đạo tiến hành củng cố, kiện toàn tổ chức, phân công trách nhiệm cho từng thành viên; sơ kết, tổng kết đúc rút kinh nghiệm, phổ biến, nhân rộng các mô hình tiên tiến, các nhân tố mới trong phong trào.

Để phong trào tạo sự đồng thuận sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, UBMTTQ, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương sản xuất, kinh doanh giỏi với những mô hình kinh tế hộ gia đình phong phú, đa dạng, hiệu quả. Nhiều ngành nghề mới được du nhập, nhân rộng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho nhân dân.

Chỉ đạo các làng văn hóa xác định vấn đề cần quan tâm tại khu dân cư và tổ chức chỉ đạo thực hiện như: Vệ sinh môi trường, trật tự thôn xóm, DS- KHHGĐ, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình... để đánh giá vào việc xây dựng và giữ vững danh hiệu Làng văn hóa.

2. Công tác vận động, tuyên truyền thực hiện phong trào

15 năm qua công tác tuyên truyền xây dựng phong trào TDĐKXDĐSVH được đẩy mạnh gắn với tuyên truyền pháp luật và tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh thôn xóm bằng nhiều hình thức tuyên truyền trên hệ thống Đài truyền thanh, tuyên truyền băng zôn, khẩu hiệu; tuyên truyền trong các cuộc họp thôn, trong sinh hoạt các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội, các câu lạc bộ...

Đài truyền thanh xã thường xuyên tuyên truyền về công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và phổ biến giáo dục pháp luật. Duy trì thường xuyên chuyên mục “ xây dựng đời sống văn hóa” và chuyên mục “ pháp luật và đời sống”, tuyên truyền phòng chống tội phạm, ma túy, giữ vững an ninh chính trị - trật tự ATXT...nâng cao nhận thức cho người dân về đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, những gương điển hình người tốt việc tốt.

MTTQ, cấc ban ngành đoàn thể chính trị- xã hội từ xã đến thôn đã phối hợp tuyên truyền sâu rộng trong hội viên, đoàn viên,tích cực tham gia các cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,phong trào thi đua “ Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn hóa” phong trào năm không 3 sạch,phong trào quỹ mái ấm tình thương, phong trào xây dựng 3 công trình vệ sinh, phong trào xây dựng gia đình “ No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” ....của HLHPN, Phong trào “Nông dân chung tay làm giàu”, phong trào “ Sản xuất kinh doanh giỏi” của Hội nông dân, phong trào cựu chiến binh gương mẫu, nghĩa tình đồng đội của cựu chiến binh, phong trào thanh niên xung kích tình nguyên và bảo vệ tổ quốc của Đoàn thanh niên, phong trào vận động quỹ vì người nghèo của MTTQ; Phong trào khu dân cư an toàn về ANTT của công an….. tạo được sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ và nhân dân về xây dựng gia đình hạnh phúc, hòa thuận, bình đẳng, xây dựng khu dân cư an toàn, xây dựng ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường xanh- sạch- đẹp, phát triển kinh tế- xã hội,phong trào toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới.

II. Kết quả thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

1. Xây dựng người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến

Xây dựng gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến đã trở thành mục tiêu trong trong mỗi gia đình, dòng họ, trong mỗi thôn, làng và đã được nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước là phải thi đua”; trong những năm qua, phong trào thi đua lao động sáng tạo được phát động mạnh mẽ, điều khắp trên các lĩnh vực, đời sống xã hội, các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế, các Đảng ủy,chính quyền, MTTQ, các đoàn thể góp phần tạo sự chuyển biến tích cực ở mọi cấp, mọi ngành, mọi đoàn thể, mọi cơ quan, đơn vị và trong nhân dân, làm cho phong trào thi đua yêu nước phát triển sôi nổi trong toàn xã, góp phần nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, tạo môi trường xã hội lành mạnh, củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Ngoài ra, phong trào thi đua còn khơi dậy ý thức, trách nhiệm, nhiệt tình cách mạng và những sáng kiến, sáng tạo, vượt qua khó khăn để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Nhiều phong trào thi đua được phát động ở các cấp, các ngành trong toàn xã như: Phong trào “ Thôn lành mạnh, không có tệ nạn ma túy, mại dâm”, “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của các Nhà Trường; phong trào “Thi đua quyết thắng” trong lực lượng vũ trang nhân dân; phong trào “Nông dân sản xuất giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo”; phong trào cựu chiến binh gương mẫu, phong trào thanh niên xung kích tình nguyên và bảo vệ tổ quốc, phong trào toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới; phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”...đã thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn xã tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện.

Qua các phong trào, đã xuất hiện nhiều cá nhân và tập thể điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực sản xuất kinh tế, công tác, hoạt động xã hội...nhiều gương người tốt việc tốt, nhiều cán bộ, chiến sỹ và nhiều cơ quan, ban ngành trong toàn xã có nhiều thành tích trong công tác, lao động sáng tạo...đã được tuyên dương khen thưởng tại nhiều hội nghị cấp huyện, xã, các ngành …đã kịp thời động viên các cá nhân, tập thể điển hình tiêu biểu và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong toàn xã. Tạo nên phong trào thi đua sôi nổi, góp phần nâng cao chất lượng của phong trào.

Kết quả phong trào thi đua yêu nước từ năm 2001 đến nay UBND xã đã tặng 220 lượt giấy khen, trong đó có 60 tập thể, 160 cá nhân ( Huyện 20 , xã 140 cá nhân). ngoài ra còn nhiều tập thể và cá nhân đã được các ban ngành huyện, tỉnh tặng danh hiệu phần thưởng cao quý, 3 đơn vị nhà trường được Tỉnh và Huyện tặng giấy khen cơ quan đạt chuẩn văn hóa.

2. Phong trào xây dựng ‘Gia đình văn hóa”

Xây dựng GĐVH là nội dung có vị trí hết sức quan trọng trong việc xây dựng thôn văn hóa, chính vì vậy phong trào đã được nhân dân đồng tình hưởng ứng và tham gia thực hiện, đa số các gia đình tham gia phong trào đều thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng GĐVH, có ý thức tự giác trong việc chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Hàng năm BCĐ xã đã hướng dẫn các cơ sở bình chọn và công nhận danh hiệu gia đình văn hoá, tổ chức khen thưởng cho các gia đình văn hoá tiêu biểu trong toàn xã, kịp thời động viên và nhân rộng mô hình GĐVH tiêu biểu, góp phần nâng cao chất lượng phong trào. Công tác xây dựng gia đình văn hóa phát triển mạnh gắn liền với phong trào xây dựng thôn văn hóa đã được nhân dân hưởng ứng và đạt kết quả năm sau cao hơn năm trước. Từ năm 2001- 2015 số lượng gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa ngày càng cao, năm 2001 có 1059 / 1580 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đạt 67%; năm 2005 có 1.270/1.790 hộ đạt gia đình văn hóa, đạt 71%; năm 2010 có 1.538/1.972 hộ đạt gia đình văn hóa, đạt 78%; năm 2015 toàn xã có 1.691/2002 hộ đạt tỷ lệ 84,5%,; (so với năm 2001 tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá tăng 17,5%).

3. Phong trào xây dựng thôn văn hóa

Trong những năm qua, phong trào xây dựng thôn văn hoá phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành phong trào sôi nổi và rộng khắp. Việc bình xét thôn văn hoá hàng năm được tiến hành đúng quy trình, thủ tục dựa trên các tiêu chuẩn hướng dẫn của Bộ văn hoá, Thể thao, Du lịch . Xã đã tiến hành sơ kết 5 năm, tổng kết 10 năm phong trào xây dựng Thôn, làng văn hoá trên toàn xã, tổ chức khen thưởng tuyên dương nhiều thôn, làng văn hoá tiêu biểu, đồng thời rút ra những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện để nâng cao chất lượng phong trào trong thời gian tới. Đến nay toàn xã đã có 10/10 thôn được công nhận danh hiệu thôn văn hoá đạt 100% . Phong trào xây dựng thôn văn hoá đã được sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, do đó phong trào phát triển nhanh, sâu rộng, khơi dậy niềm tin và sự thi đua sáng tạo trong từng cộng đồng dân cư ở thôn, làng. Vì vậy đã phát huy tốt vai trò tự quản, ý thức chủ động, tích cực của cộng đồng, đặc biệt là ý thức tự giác, tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, công tác trợ giúp các gia đình khó khăn, công tác xóa đói giảm nghèo đã được các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ngành đoàn thể quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ thường xuyên. Kết quả các cuộc vận động ngày vì người nghèo với số tiền 87.800.000đ, chi hỗ trợ tu sữa nâng cấp nhà cho 19 hộ, phong trào xây dựng nhà văn hóa tiêu biểu như làng Đông mỹ đã xây dựng nhà thờ thành hoàng làng trên 1 tỷ đồng, thôn Đông hòa, khánh hội , phú điền, Xử nhân 1, Xử nhân 2, Xử nhân 3, Cự khánh. Việc thực hiện Quy ước thôn văn hóa đã phát huy được hiệu quả, nhiều phong tục. tập quán tốt đẹp, các giá trị văn hóa truyền thống được gìn giữ, bảo tồn, phát huy, quan hệ gia đình, hàng xóm ngày càng được gắn bó, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương được giữ vững. Có thể nói, phong trào xây dựng thôn, làng văn hóa đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn xã.

4. Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong giai đoạn mới.

Thông qua Cuộc vận động, Ban Chỉ đạo đã phối hợp với các cấp uỷ đảng, chính quyền vận động nhân dân thực hiện quy chế dân chủ, tham gia xây dựng các Quy ước xây dựng thôn, làng văn hoá. Năm 2013 UBND xã ban hành kế hoạch số 06 /KH - UBND ngày 15/3/2013 về triển khai thực hiện sửa đổi, bổ sung Quy ước thôn , làng văn hóa trên địa bàn xã . Triển khai kế hoạch UBND các đơn vị thôn đã tiến hành sửa đổi, bổ sung Quy ước thôn. Việc sửa đổi, bổ sung Quy ước nhằm động viên nhân dân tích cực thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước;nhân dân tham gia sữa đổi hiến pháp năm 1992 góp phần tích cực vào việc xây dựng Đảng, chính quyền, ngày càng vững mạnh. Qua đó nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tích cực tham gia phong trào “Quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc”, “Phòng, chống tội phạm ma túy”, “Toàn dân giáo dục cảm hóa người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng”, “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông”... Bằng tình làng nghĩa xóm, nhân dân ở các thôn đã giúp đỡ, cảm hóa giáo dục nhiều đối tượng vi phạm pháp luật trở thành người tốt, tạo cho họ công ăn việc làm ổn định; giáo dục các đối tượng thanh thiếu niên chậm tiến; tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh phong trào tự quản an ninh trật tự, vệ sinh Môi trường ở địa bàn dân cư và nơi công cộng. Trên địa bàn xã có 05 tổ hòa giải, đã hòa giải thành công nhiều vụ mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, bất hòa trong gia đình, góp phần giữ vững và ổn định tình hình trật tự an ninh thôn xóm.

Việc triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã được cả hệ thống chính trị triển khai thực hiện đồng bộ theo chức năng, nhiệm vụ và đã được lồng ghép, thống nhất giữa các thành viên, các cơ quan trường, trạm y tế đóng trên địa bàn tham gia thực hiện. Cuộc vận đã góp phần tích cực đến phong trào xây dựng “thôn văn hóa”, tạo nên diện mạo cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn trên địa bàn xã cả về Kinh tế- Văn hóa Xã hội, An ninh - Quốc phòng, tiếp tục khẳng định nội dung của cuộc vận động đã đáp ứng được yêu cầu là cầu nối giữa Đảng- Chính quyền- Nhân dân, khơi dậy nguồn lực truyền thống đoàn kết, tạo nên sức mạnh nội lực trong mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư.

5. Xây dựng và thực hiện cơ quan trường, Trạm có nếp sống văn hóa

Phong trào xây dựng “cơ quan văn hoá” được triển khai từ năm 2009 đến nay đã được các cơ quan trường trong toàn xã hưởng ứng tích cực. Lãnh đạo các cơ quan cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong toàn xã đã hưởng ứng và thực hiện tốt các tiêu chí về nếp sống văn hoá, văn minh công sở, xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa, vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn xã tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện “Vì người nghèo” ... hàng năm tổ chức triển khai cho các cơ quan, đơn vị đăng ký thi đua ngay từ đầu năm. Từ năm 2010 đến nay đã có trên 03 đơn vị trường học được công nhận đạt danh hiệu cơ quan văn hóa, trạm y tế xã được công nhận đạt chuẩn về y tế giai đoạn 2. Quá trình thực hiện phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa đã củng cố và nâng cao tính kỷ cương, nề nếp nơi công sở, ý thức chấp hành kỷ luật công tác, cũng như xây dựng môi trường văn hóa nơi làm việc. Bên cạnh đó, phong trào này đã tạo động lực để mỗi cơ quan, đơn vị phấn đấu nâng cao hiệu quả công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

6. Phong trào “Toàn dân rèn luyện thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại”

Phong trào TDTT ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu và đã trở thành một phong trào tự nguyện, tự giác của đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Hàng năm xã tổ chức từ 1-2 giải thể thao cấp xã và các giải thể thao do huyện tổ chức – kết quả xã đạt nhiều giải cao như giải nhất cúp bóng đá mùa xuân 2015, giải nhì cúp bóng đá mùa xuân 2016,giải 4 cúp bóng đá ha li đa do liên đoàn bóng đá tỉnh tổ chức, các nhà trường tiểu học, trung học cơ sở tham gia đều đạt giải cao đã thu hút được hàng nghin lượt người ở nhiều lứa tuổi tham gia, phong trào hoạt động TDTT phát triển mạnh như thôn Đông mỹ 1, Đông mỹ 2, Xử nhân 3, Khánh hội..... đặc biệt trên địa bàn toàn xã, hội người cao tuổi đã thành lập được 4 câu lạc bộ dưỡng sinh, 1 câu lạc bộ liên thế hệ thường xuyên tham gia luyện tập thể thao như bóng chuyền hơi, thể dục dưỡng sinh. Đến nay tỷ lệ người tập thể dục, thể thao thường xuyên trên địa bàn xã chiếm 20% dân số. Các thiết chế văn hóa – thể thao trên địa bàn các thôn đã có.

7. Phong trào học tập, lao động, sáng tạo

Những năm qua, Phong trào “Học tập, lao động sáng tạo”, xây dựng doanh nghiệp giỏi, cơ quan văn hóa và nhiều phong trào khác trên địa bàn xã đã đi vào chiều sâu, hoạt động có hiệu quả, được phát huy, nhất là trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân dân lao động cũng như mọi tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao trình độ nghề nghiệp, ứng dụng KHCN hiện đại vào chuyên môn nghiệp vụ, sản xuất kinh doanh, phát huy những ý tưởng sáng tạo của tập thể, cá nhân... Hàng năm, các cơ quan đều phát động phong trào thi đua sôi nổi trong cán bộ, công nhân viên chức lao động. Việc ứng dụng công nghệ thông tin được các cơ quan, trường học chú trọng, đã góp phần nâng cao hiệu quả công việc; công tác tuyên truyền, phổ biến khoa học kỹ thuật và ứng dụng các thành tựu vào sản xuất được chú trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp đã đưa năng suất cây trồng, vật nuôi ngày càng tăng. Trong 15 năm qua UBND xã phối hợp với trung tâm học tập cộng đồng và các ban nghành đoàn thể, HTXDV đã tuyên truyền mở các lớp chuyển giao KHKT với số lớp là 250 lớp và các bài tuyên truyền, số người tham gia là 12.500 lượt

8. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội

Thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị; Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/1/2011 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; QuyÕt ®Þnh 1323 cña Chñ tÞch UBND tØnh Thanh Hãa vµ NQ cña Ban chÊp hµnh §¶ng bé x· ®Ò ra.về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Các thôn đã đưa các quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội vào quy ước hoạt động của thôn, nên sự chuyển biến tích cực văn minh trong việc cưới, việc tang, bước đầu đạt được một số kết quả khích lệ.

Việc cưới: Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới có tiến bộ, trong những năm gần đây, đa số đám cưới đã được nhân dân tổ chức theo hướng lành mạnh, tiết kiệm, văn minh và phù hợp với truyền thống của dân tộc. Việc đăng ký và trao giấy đăng ký kết hôn tổ chức tại UBND xã theo đúng luật. Hầu hết các đám cưới hiện nay chỉ tổ chức gọn nhẹ không linh đình, không dùng thuốc lá trong đám cưới, không mở nhạc quá 22h và mở trước 5h sáng.Đảng ủy đã có nghị quyết giao cho Đoàn thanh niên phối hợp với ban xây dựng đời sống văn hóa thôn tổ chức đám cưới cho thanh niên tập chung tại nhà văn hóa thôn tiêu biểu như thôn Khánh hội ,Đông hòa.Xong vẫn còn gia đình khi tổ chức cưới vẫn sử dụng thuốc lá, tổ chức ăn uống lãng phí.

Việc tang: Nếp sống văn minh trong việc tang được thực hiện tương đối tốt, không còn hiện tượng để thi hài người chết quá 48h trong nhà, không sử dụng nhạc tang, kèn, trống quá 22 giờ đêm và trước 5 giờ sáng, an táng đúng nơi quy định, không gây ô nhiễm môi trường. Các thôn đều thành lập Ban tổ chức tang lễ để tổ chức việc tang nhanh, gọn, trang trọng, đúng quy định và phù hợp với phong tục ở địa phương, do đó đã hạn chế được một số hủ tục lạc hậu như khóc mướn, lăn đường... việc cúng 49 ngày, 100 ngày được tổ chức gọn nhẹ trong nội bộ gia đình và dòng tộc.

Hội làng truyền thống: Việc tổ chức lễ hội truyền thống hàng năm được thực hiện trang trọng, đúng quy định của pháp luật, đúng nghi lễ, tạo không khí vui tươi, khơi dậy và phát huy được nhiều nét sinh hoạt văn hoá dân gian truyền thống của xã.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG TRONG PHONG

TRÀO “ TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XD ĐSVH”

3. Đoàn kết giúp nhau “xóa đói, giảm nghèo”:

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã có tác động toàn diện đến sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, góp phần tích cực vào quá trình thực hiện chủ trương “Xóa đói giảm nghèo”. Trong quá trình triển khai phong trào, đặc biệt quan tâm đến phát triển đời sống kinh tế gia đình, kinh tế tập thể, xây dựng cơ sở hạ tầng. Thông qua nhiều hình thức như: hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ giống, chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề…đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển kinh tế. Ngoài ra, mỗi cơ sở có các tổ chức đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh…đã có nhiều hình thức giúp nhau xóa đói giảm nghèo có hiệu quả. Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới kết quả nổi bật là đến nay trên địa bàn xã đã làm được 28Km giao thông nông thôn trị giá 13tỷ 830 triệu đồng, 12 km giao thông nội đồng giá trị 5 tỷ 012 triệu đồng, 6,5 km kênh mương nội đồng giá trị 1 tỷ.997 triệu đồng, ngoài ra nhân dân đoàn kết đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi khác hàng tỷ đồng.Bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt, đường làng ngõ xóm khang trang sạch đẹp, tỷ lệ bê tông hóa đường nông thôn kiên cố hóa nông thôn nội đồng tăng lên hàng năm từ nguồn kinh phí đóng góp của người dân và sự hỗ trợ của nhà nước. Nhiều thiết chế và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa được địa phương quan tâm đầu tư. Người dân đã không ngừng tiếp thu khoa học kỹ thuật, tăng gia sản xuất vươn lên làm giàu. Đời sống tinh thần cũng được các cấp, các ngành, nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, hoạt động lễ hội văn hóa được phục hồi và phát huy.

Những chuyển biến trên đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển toàn diện kinh tế-xã hội của địa phương, động viên ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống của mọi người dân, từng bước xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, các gia đình chính sách, trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm giúp đỡ. Hàng năm, vào các dịp lễ, tết, địa phương và các ban ngành trên địa bàn xã đã thường xuyên quan tâm thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách. Đến nay trên địa bàn xã không còn hộ đói, tỷ lệ hộ thoát nghèo hàng năm đạt và vượt kế hoạch đề ra. Năm 2001 tổng số hộ nghèo toàn xã là 16,2% số hộ toàn xã, năm 2005 tỷ lệ 18%( theo tiêu chí mới), năm 2010 tỷ lệ 22,67%( theo tiêu chí mới), đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,9%( theo tiêu chí củ), .

2.Thực hiện nếp sống văn hóa, kỷ cương pháp luật

Ban Chỉ đạo các cấp tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân sống và làm việc theo pháp luật. Thực hiện giao tiếp văn minh, lịch sự, thái độ vui vẻ, trách nhiệm với công việc trong cơ quan, đơn vị. Xây dựng tác phong công nghiệp, làm việc có kỷ luật, thực hiện tốt quy ước của thôn.

Phong trào xây dựng thôn, gia đình văn hóa đã thực sự đi vào cuộc sống của người dân, bước đầu tạo sự chuyển biến trong nếp sống của từng cá nhân, gia đình, xã hội. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân được thực hiện dưới nhiều hình thức đã mang lại hiệu quả thiết thực. Ý thức chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước của người dân ngày càng cao, thực hiện tốt pháp lệnh 34 về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đến nay 10/10 thôn đã thực hiện tốt đạt 100%.,góp phần giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Đặc biệt, tổ hòa giải ở các thôn được thành lập và hoạt động có hiệu quả, đã góp phần giải quyết những mâu thuẫn, xích mích, bất hòa xảy ra ngay tại cộng đồng dân cư, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện vượt cấp.

Thực tế sau 15 năm thực hiện, cuộc vận động đã thực sự đi sâu vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, tạo những chuyển biến trong đời sống xã hội. Những giá trị văn hóa mang tính truyền thống của từng địa phương và thuần phong mỹ tục được giữ gìn và phát huy, những tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu được từng bước xóa bỏ. Đời sống văn hóa, tinh thần của người dân được từng bước nâng lên làm thay đổi bộ mặt từng thôn, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân ngày càng cao, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trong từng thôn được tăng cường.

3. Xây dựng môi trường văn hóa

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là thành quả của việc thực hiện Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) của Đảng về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Những giá trị di sản văn hóa dân tộc đã được giữ gìn và phát huy, thuần phong mỹ tục được khôi phục và phát triển, các hủ tục lạc hậu trong đám cưới, đám hỏi, ma chay.... từng bước được xóa bỏ. Quan hệ xóm giềng được thắt chặt, “tối lửa tắt đèn có nhau”, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế và xây dựng đời sống văn hóa mới, làm cho bộ mặt mỗi thôn, bản, khu phố ngày càng khởi sắc. Các quy ước của thôn được thực hiện tốt, đặc biệt đã phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ trong việc giáo dục con cháu, hoạt động khuyến học được các dòng họ chú trọng, đã góp phần đẩy mạnh phong trào khuyến học của các gia đình, dòng họ và toàn xã hội.

Phong trào “Phòng chống tệ nạn xã hội” được đẩy mạnh , nghiêm túc triển khai và thực hiện có hiệu quả từng bước giảm dần các tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, ma túy, bạo lực gia đình, số người vi phạm pháp luật…giảm mạnh; đã tạo được những chuyển biến tích cực trong nhận thức và trách nhiệm của người dân về công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Góp phần xây dựng đời sống văn hóa ngày càng lành mạnh ở các thôn.

Công tác bảo vệ môi trường của người dân ngày càng được nâng lên rõ rệt Thôn đã có hương ước, quy ước vì vậy hàng tháng luôn tổ chức quyét dọn, thu gom rác thải về nơi quy định. HTX chịu trách nhiệm tổ chức thu gom rác thải và phân loại theo nhóm, quyét dọn 4 lần / tháng . UBND xã đã xây dựng đề án phối hợp với Hội phụ Nữ xã và Hội nông dân, trạm y tế xã tổ chức tổng dọn vệ sinh trên địa bàn toàn vào tuần thứ 4 hàng tháng.

Thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái, vận động nhân dây xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước, cải tạo môi trường.Để hoàn thành tiêu chí về môi trường trong năm 2016 hội đồng nhân dân xã đã có nghị quyết đầu tư 50% giá trị công trình xây, đậy nắp rãnh thoát nước ở các thôn, còn lai 50% nhân dân tự nguyện đóng góp đã được cấp ủy và nhân dân đồng tình hưởng ứng tích cực tham gia thực hiện tiêu biểu các thôn: Khánh hội, Đông mỹ 1, Đông mỹ 2, Xử nhân 1, Xử nhân 2, xử nhân 3 còn lại 4 thôn chưa thực hiện như Cự khánh, phú điền,Đồng miên, Đông hòa, phát động phong trào xây dựng 3 công trình vệ sinh coa chính sách đầu tư xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh đến nay trên địa bàn xã tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh 59,7%, 100% hộ dùng nước hợp vệ sinh tiêu biểu cho phong trào như Hội phụ nữ với dự án chopa đã thực hiện được 630 nhà tiêu hợp vệ sinh,phấn đấu hoàn thành CT1 của chương trình, hội cựu chiến binh phát động hội viên tích cực tham gia xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh đạt trên 70% tổng số hội viên.

4. Xây dựng các thiết chế và hoạt động văn hóa-thể thao cơ sở

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao hiện có, đồng thời đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa, thể thao, chăm lo đời sống văn hóa của nhân dân gắn với việc xây dựng nông thôn mới. Việc xây dựng nhà văn hoá thôn luôn được xã quan tâm chỉ đạo, với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo. Vì vậy phong trào xây dựng nhà văn hoá thôn được triển khai trên toàn xã. Từ năm 2007 - 2012 toàn xã đã xây dựng được 9/10 nhà văn hoá thôn đạt 90% (với tổng kinh phí trên 1 tỷ 500 triệu.đ. Các công trình trên thường xuyên tổ chức hoạt động và đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, TDTT, hội họp của nhân dân tại các thôn góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân trong xã.

5. Thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội có nội dung văn hóa.

Đẩy mạnh việc giáo dục chính trị, truyền thống yêu nước, bồi dưỡng đạo đức, lối sống văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh, đấu tranh chống các biểu hiện phi văn hóa, suy thoái đạo đức, lối sống, tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào “Xây dựng nông thôn mới” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Ban chỉ đạo phong trào tiếp tục xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức từ xã đến cơ sở và ở các ban, ngành, đoàn thể. Các tổ chức trong hệ thống chính trị trên địa bàn xã và các đơn vị thôn đã tổ chức nhiều hoạt động thông tin, tuyên truyền như hưởng ứng ngày Gia đình Việt nam 28/6 với nhiều chủ đề “Kết nối yêu thương”, “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”, hưởng ứng ngày “Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ” 25/11…Các hoạt động Văn hóa Văn nghệ, Thể dục, Thể thao đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

Thực hiện các nội dung văn hóa; gắn kết thực hiện các nhiệm vụ của các ngành , đoàn thể với các phong trào: “ Học tập, lao động, sáng tạo trong cán bộ, viê chức”; Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; “ Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”; Phụ nữ tích cự học tập,lao động, sáng tạo xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”; “ Cựu chiến binh gương mẫu”; “ Tuổi trẻ Việt Nam sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại; “ Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân”…..

Cuộc Vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” góp phần nâng cao tình cảm yêu nước, lòng tự hào dân tộc gắn với phong tào thi đua yêu nước,tuyệt đối tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng. Đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Nhà nước, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm.

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy đảng, chính quyền và sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể và sự hưởng ứng đồng tình của toàn thể nhân dân

- Trong những năm qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” phát triển rất mạnh, có tác động thiết thực đối với xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, chú trọng phát triển các phong trào xây dựng gia đình, thôn văn hoá; phong trào xây dựng gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến; phong trào xây dựng cơ quan văn hoá; phong trào học tập, lao động sáng tạo; phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại... đã được các cơ sở, cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện, do đó có tác dụng to lớn đối với việc giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội và thúc đẩy kinh tế -xã hội phát triển. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng đã huy động mọi nguồn lực của nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội đảm bảo an ninh, trật tự; Phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, ý chí tự lực tự cường làm cho các giá trị văn hoá thấm sâu vào mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng khu dân cư; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh tạo nền tảng tư tưởng vững chắc.

2. Những hạn chế, tồn tại.

Bên cạnh những kết quả đạt được, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” vẫn còn những hạn chế nhất định cần được khắc phục để nâng cao chất lượng phong trào.

- Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Phong trào"TDĐKXDĐSVH" ở các cấp tuy có buớc phát triển nhưng chưa đồng đều. Phong trào phát triển chưa thường xuyên, chưa ổn định, có thôn phong trào chưa có chiều sâu, sự phối hợp giữa các ban ngành vẫn còn có hạn chế, chưa đồng bộ.

- Cấp ủy chi bộ thôn ở một số cơ sở có lúc chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phong trào; hoạt động của Ban vận động Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở một số cơ sở hoạt động chưa thường xuyên.

- Việc xây dựng các điển hình tiên tiến chưa thật sự được quan tâm đúng mức, xây dựng GĐVH, thôn văn hóa có nơi chất lượng chưa cao. Sự tham gia thực hiện phong trào của các tầng lớp nhân dân nhất là ở cơ sở chưa đồng đều, chưa có tính tự giác, còn chậm ở một bộ phận nhân dân, vai trò của trưởng thôn, người cao tuổi... chưa được phát huy triệt để. Vì vậy chưa khơi dậy được sự đồng thuận, tinh thần đoàn kết thống nhất trong nhân dân.

- Tác động và hiệu quả của phong trào đến thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa của địa phương còn hạn chế, chưa có sự thuyết phục, phong trào có xu hướng dàn trải, lệ thuộc vào kinh tế, xã hội của từng đơn vị, chưa khai thác được nhân tố con người trong quá trình thực hiện.

- Kinh phí đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa của địa phương còn hạn chế, công tác xã hội hóa, kêu gọi sự hỗ trợ đóng góp kinh phí xây dựng các thiết chế văn hóa còn gặp khó khăn, kinh phí dành cho tổ chức hoạt động của nhà văn hóa thôn chưa đáp ứng được yêu cầu.

3. Bài học kinh nghiệm

Qua 15 năm thực hiện phong trào Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã rút ra một số kinh nghiệm sau đây:

1.Yếu tố quyết định để triển khai phong trào một cách tích cực và mang lại hiệu quả là vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền và Ban vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở thôn, đồng thời phát huy vai trò vận động của các tổ chức quần chúng. Thực hiện lồng ghép với các cuộc vận động, các phong trào thi đua hiện có trong xã hội để cùng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Phải thực hiện nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân kiểm tra nhằm huy động sức mạnh của toàn dân theo nguyên tắc tự giác, tự quản là chủ yếu.

2.Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể. Công tác tuyên truyền, vận động phải thường xuyên, sâu rộng, có trọng tâm, trọng điểm trong nhân dân, động viên toàn dân tự giác tham gia sáng tạo, hưởng thụ các giá trị văn hóa

Phát huy vai trò của BCĐ phong trào từ xã đến cơ sở, đảm bảo sự thống nhất giữa các ngành, đoàn thể và luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc cơ sở, định kỳ tổ chức các hội nghị biểu dương khen thưởng kịp thời để cổ vũ động viên phong trào.

V. ĐỊNH HƯỚNG NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO ĐẾN NĂM 2020.

1. Phương hướng

Quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, làm cho Nghị quyết ngày càng thấm sâu vào đời sống xã hội. Đẩy mạnh phong trào "TDĐKXDĐSVH " thông qua việc xây dựng kế hoạch hoạt động, đề ra mục tiêu cụ thể vận động đông đảo nhân dân tham gia thực hiện. Tập trung đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả làm cho nhân dân nhận thức đúng về ý nghĩa, vai trò của phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Trọng tâm là phong trào xây dựng GĐVH, thôn văn hoá, cơ quan văn hoá, góp phần tích cực để phong trào phát triển sâu rộng. Tăng cường nguồn lực từ ngân sách nhà nước; đồng thời thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá nhằm đẩy mạnh việc xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao từ xã đến cơ sở thôn.

2. Nhiệm vụ

- Mục tiêu, giải pháp giai đoạn 2015 – 2020, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, mục tiêu của phong trào, phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở xã. Phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào “Ông, bà, cha, mẹ mẫu mực con cháu thảo hiền”, “Toàn dân đoàn kết chung tay xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh”, do Mặt trận Tổ quốc phát động. Phong trào “Gia đình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giúp nhau làm giàu chính đáng” của hội Nông dân. Phong trào “Phụ nữ tích cực học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” của hội Phụ nữ và việc thực hiện nếp sống văn minh trên địa bàn toàn xã

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng, đạo đức lối sống gắn với thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, chống lãng phí.

- Tăng cường nguồn lực phát triển vận động nhân dân đóng góp xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao cơ sở với sự hỗ trợ của nhà nước để đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, ổn định về tổ chức và hoạt động.

- Chỉ tiêu phấn đấu nâng cao chất lượng Phong trào đến năm 2020

1. 87% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá.

2. 100% thôn giữ vững danh hiệu thôn văn hoá; trong đó 100% trở lên thôn có cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hoá xã hội nông thôn mới.

3. 100% cơ quan trường, trạm đạt danh hiệu văn hóa.

4. 100% số thôn trên địa bàn xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới.

5. 100% số người dân được tuyên truyền, phổ biến về pháp luật và khoa học kỹ thuật.

6. 50% số người dân ở cơ sở tham gia thường xuyên vào các hoạt động văn hoá thể thao ở cộng đồng.

VI. GIẢI PHÁP

- Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý của Chính quyền địa phương.Đưa các phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu và các giải pháp thực hiện phong trào vào Nghị quyết của Đảng, kế hoạch của UBND để tập trung lãnh đạo.

- Phát huy vai trò của BCĐ các thôn.Lồng ghép việc triển khai phong trào “ TDĐKXDĐSVH” với triển khai thực hiện quy chế thực hiện nếp văn minh ở khu dân cư. Phối hợp chặt chẽ với Ban vận động thôn.

- Đẩy mạnh công tác thi đua – Khen thưởng: Làm tốt công tác biểu dương, khen thưởng người tốt, việc tốt, nhân rộng điển hình tiên tiến có tác dụng khích lệ, cỗ vũ phong trào.

- Đa dạng hóa nội dung, phương thức triển khai thực hiện phong trào: Chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tổ chức quản lý trên tất cả các lĩnh vực. Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá phong trào theo từng giai đoạn nhằm đưa ra những giải pháp thiết thực thúc đẩy phong trào phát triển.

VII. ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ

1. Thống nhất danh hiệu thi đua, công nhận và khen thưởng các danh hiệu văn hóa trong phong trào phù hợp với Luật thi đua – khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Bổ sung các nội dung xây dựng đời sống văn hóa phù hợp với yêu cầu phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết trung ương 7 khóa X về nông ghiệp, nông dân, nông thôn.

3. Các chủ trương, giải pháp, cơ chế chính sách, pháp luật nhằm huy động, tập hợp mọi nguồn lực để thực hiện phong trào.

4. Mô hình tỏ chức, nội dung, phương thức hoạt động và cơ chế phối hợp giữa các ngành, đoàn thể thành viên Ban chỉ đạo phong trào các cấp.

5. Các giải pháp mang tính chất đột phá để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của phong trào.

6. Các nội dung, mô hình, tiêu chí phù hợp với thực tiễn, yêu cấu phát triền phong trào của mỗi địa phương.

Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được của phong trào trong những năm qua, với sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành đoàn thể, sự tham gia hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân nhất định Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn xã Thiệu Duy sẽ tiếp tục phát triển, đạt được những kết quả thiết thực, đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới.

Nơi nhận: TM. BCĐ PT “TDĐKXDĐSVH”

-Phòng VHTT huyện; TRƯỞNG BAN

-TT Đảng ủy – HĐND xã;

- Thành viên BCĐ xã;

- Ban vận động XDĐSVH các thôn;

-Lưu: VP- UBND xã.

Lê Huy Luyên

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT