Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
354387

KẾ HOẠCH Triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu 2022

Đăng lúc: 05/09/2022 (GMT+7)
100%

Thực hiện Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 13/12/2021 củaban chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Thiệu Hoá về việc kiểm tra liên ngành về vệ sinh ATTP trên địa bàn huyện năm 2022.

UBND XÃ THIỆU DUY

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH

AN TOÀN THỰC PHẨM


Số: /KH-BCĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Thiệu Duy, ngày tháng năm 2022

KẾ HOẠCH

Triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm

trong dịp Tết Trung thu 2022


Thực hiện Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 13/12/2021 củaban chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Thiệu Hoá về việc kiểm tra liên ngành về vệ sinh ATTP trên địa bàn huyện năm 2022.

Thực hiện kế hoạch số 01/KH – UBND ngày 28/01/2022 của UBND xã về kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã năm 2022.

Ban chỉ đạo về quản lý VSATTP xã Thiệu Duy ban hành Kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu 2022 như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thông kiến thức pháp luật về ATTP và kiến thức lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn.

- Đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.

- Hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh truyền qua thực phẩm.

2. Yêu cầu

- Huy động các nguồn lực tham gia vào công tác truyền thông về ATTP.

- Kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các mặt hàng tiêu thụ nhiều trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm về ATTP; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP, không gây khó khăn, phiền hà, làm cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở được kiểm tra.

- Triển khai đảm bảo đúng tiến độ theo chỉ đạo của UBND, BCĐ huyện. Thông qua công tác kiểm tra phối hợp tuyên truyền chính sách, pháp luật mới ban hành.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về ATTP theo đúng yêu cầu của BCĐ huyện Thiệu Hóa.

II. Thời gian và phạm vi triển khai

1. Thời gian: Từ ngày 05/9 đến ngày 9/9/2022

2. Phạm vi triển khai: Trên toàn địa bàn xã

III. Các hoạt động triển khai

1. Công tác tuyên truyền.

Tuyên truyền rộng rãi trên hệ thống loa truyền thanh xã, thôn đến mọi người dân, phổ biến các nội dung của luật ATTP và các văn bản pháp quy về chất lượng VSATTP, tăng cường phố biến kiến thức, hướng dẫn lựa chọn thực phẩm an toàn, sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn, nâng cao vai trò trách nhiệm và tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các quy định về vệ sinh cơ sở vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm, vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.

Tuyên truyền phổ biến, giám sát việc thực hiện điều kiện cơ sở kiến thức và sức khỏe của người trực tiếp chế biến thực phẩm, vệ sinh an toàn trong chế biến, vận chuyển, bảo quản, kinh doanh, sử dụng thực phẩm và phụ gia thực phẩm. Hướng dẫn cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thực hiện các quy định của nhà nước về VSATTP, đối với thực phẩm có nguy cơ phải có giấy đủ điều kiện VSATTP.

Tuyên truyền lựa chọn thực phẩm bánh kẹo đặc biệt là bánh trung thu, bánh nướng, bánh dẻo, nên mua bánh Trung thu ở các cơ sở có tên tuổi đã có sự giám sát, kiểm tra của y tế và phải xem xét kỹ nhãn mắc của bánh ghi đầy đủ ngày sản xuất, hạn sử dụng.

Tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc rượu, không uống cồn công nghiệp và rượu có thể gây mù mắt và tử vong, không lạm dụng rượu bia trong ngày Tết, không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân, không uống rượu không rõ nguồn gốc, rượu không đạt tiêu chuẩn chất lượng, không uống khi đói hay đang uống thuốc điều trị, trẻ em dưới 16 tuổi không được uống bia rượu.

Tuyệt đối không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép.

2. Công tác kiểm tra.

Thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức đợt kiểm tra chất lượng VSATTP, nhằm phát hiện kịp thời xử lý nghiêm sai phạm và kiến nghị những giải pháp có hiệu quả nhằm khắc phục những tồn tại trong việc thực hiện quy định của pháp luật về chất lượng VSATTP.

2.1. Đối tượng kiểm tra

- Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, thực phẩm chế biến sẵn lưu thông trên thị trường, đặc biệt là cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống, rau củ quả…

- Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.

(có danh sách cơ sở kèm theo)

2.2. Nội dung kiểm tra.

a) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm:

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (đối với những cơ sở thuộc diện phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP).

- Giấy cam kết bảo đảm ATTP (đối với cơ sở thuộc diện phải ký cam kết).

- Giấy xác nhận sức khỏe, giấy xác nhận kiến thức về ATTP đối với chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Nhãn sản phẩm thực phẩm.

- Điều kiện bảo đảm ATTP về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, con người của cơ sở thực phẩm; thực hành an toàn thực phẩm.

- Xét nghiệm nhanh và lấy mẫu chuyển về các đơn vị kiểm nghiệm khi cần thiết.

- Các nội dung khác có liên quan.

b) Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố:

- Giấy cam kết bảo đảm ATTP (đối với cơ sở thuộc diện phải ký cam kết).

- Giấy chứng nhận sức khỏe, giấy xác nhận kiến thức về ATTP đối với chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, phục vụ ăn uống.

- Điều kiện bảo đảm ATTP về trang thiết bị, dụng cụ, con người của cơ sở thực phẩm; thực hành an toàn thực phẩm.

- Quy trình chế biến, bảo quản thực phẩm.

- Hồ sơ kiểm thực ba bước, lưu mẫu thức ăn.

- Nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, hương liệu thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; Giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm của các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ, sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.

- Nguồn nước dùng cho chế biến thực phẩm.

- Xét nghiệm nhanh và lấy mẫu chuyển về các đơn vị kiểm nghiệm khi cần thiết.

c. Đối với cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản

- Kiểm tra việc thực hiện cam kết sản xuất thực phẩm an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP thuộc phạm vi quản lý của Bộ nông nghiệp và PTNT

- Các nội dung khác có liên quan.

3. Phương pháp kiểm tra:

Đoàn kiểm tra xã tiến hành kiểm tra trực tiếp tại cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm. Trong quá trình kiểm tra chú trọng:

- Nghe báo cáo việc chấp hành các quy định bảo đảm ATTP cơ sở

- Thu thập tài liệu có liên quan

- Kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm.

- Lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính (nếu có)

- Phân tích, đánh giá hồ sơ liên quan an toàn thực phẩm.

- Báo cáo kết quả kiểm tra.

4. Xử lý vi phạm:

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng của Chính phủ, các bộ, ngành để xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm. Tuyệt đối không để thực phẩm không bảo đảm an toàn được phát hiện trong quá trình kiểm tra lưu thông trên thị trường.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Ban Nông nghiệp.

Thống kê, theo dõi, cập nhật thông tin về cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của UBND cấp xã theo phân cấp trên địa bàn. Xây dựng kế hoạch kiểm tra và hướng dẫn việc thực hiện cam kết đảm bảo ATTP đối với cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của UBND cấp xã; thực hiện giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, sử dụng sản phẩm thực phẩm; tham mưu Chủ tịch UBND cấp xã xử lý các hành vi vi phạm về chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP trên địa bàn.

2. Bộ phận văn hóa - xã hội.

Xây dựng nội dung tuyền truyền về đảm bảo ATTP dịp Tết Trung thu năm 2022. Viết bài tuyên truyền về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu phát trên hệ thống loa truyền thanh của các thôn và xã, tuyên truyền các quy định của nhà nước trong việc đăng ký kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, đơn vị kinh doanh nhóm mặt hàng theo quy định; tác hại của việc lạm dụng khi sử dụng các phụ gia làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, các quy định pháp luật có liên quan.

Treo băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền về ATTP dịp Tết Trung thu tại các trục đường chính vào các thôn và khu trung tâm xã.

3. Trạm Y tế.

- Phối hợp thực hiện các công việc có liên quan

- Cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra.

4. Công chức Kế toán.

Tham mưu lập dự toán kinh phí cụ thể cho các đợt kiểm tra đảm bảo kinh phí hoạt động.

5. Công chức Tư pháp.

- Chủ trì, phối hợp cùng đoàn kiểm tra tham mưu cho chủ tịch UBND trong việc thẩm định văn bản xử phạt vi phạm hành chính của các tổ chức cá nhân có liên quan vi phạm về ATTP.

- Phối hợp các công việc có liên quan khác.

6. Công an xã: Chủ trì phối hợp với đoàn kiểm tra thực hiện các biện pháp xử lý tình huống khi có phát hiện vi phạm về an toàn thực phẩm xảy ra, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về công tác kiểm tra cho đoàn kiểm tra thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ.

V. KINH PHÍ

- Nguồn kinh phí từ ngân sách dành cho chương trình ATTP của xã.

- Kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.

VI. CÔNG TÁC BÁO CÁO:

Kết thúc kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm trong địp Tết Trung thu 2022 BCĐ về quản lý VSATTP xã báo cáo kết quả thực hiện về UBND xã và Ban chỉ đạo về quản lý VSATTP huyện Thiệu Hóa trước ngày 17/9/2022.

Trên đây là Kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong địp Tết Trung thu 2022 . Trưởng Ban chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm xã Thiệu Duy yêu cầu các bộ phận, cơ quan, đơn vị có liên quan, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố và người tiêu dùng trên địa bàn xã nghiêm túc triển khai thực hiện kế hoạch này/

Nơi nhận:

- VPĐP về quản lý VSATTP huyện;

- TV ĐU- TTHĐND- UBND xã (để b/c);

- UB, MTTQ và các tổ chức đoàn thể (để g/s, p/h);

- Lưu VT, BCĐ.

TRƯỞNG BAN

CHỦ TỊCH UBND XÃ

Xuân Thuỷ

KẾ HOẠCH Triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu 2022

Đăng lúc: 05/09/2022 (GMT+7)
100%

Thực hiện Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 13/12/2021 củaban chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Thiệu Hoá về việc kiểm tra liên ngành về vệ sinh ATTP trên địa bàn huyện năm 2022.

UBND XÃ THIỆU DUY

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH

AN TOÀN THỰC PHẨM


Số: /KH-BCĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Thiệu Duy, ngày tháng năm 2022

KẾ HOẠCH

Triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm

trong dịp Tết Trung thu 2022


Thực hiện Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 13/12/2021 củaban chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Thiệu Hoá về việc kiểm tra liên ngành về vệ sinh ATTP trên địa bàn huyện năm 2022.

Thực hiện kế hoạch số 01/KH – UBND ngày 28/01/2022 của UBND xã về kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã năm 2022.

Ban chỉ đạo về quản lý VSATTP xã Thiệu Duy ban hành Kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu 2022 như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thông kiến thức pháp luật về ATTP và kiến thức lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn.

- Đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.

- Hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh truyền qua thực phẩm.

2. Yêu cầu

- Huy động các nguồn lực tham gia vào công tác truyền thông về ATTP.

- Kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các mặt hàng tiêu thụ nhiều trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm về ATTP; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP, không gây khó khăn, phiền hà, làm cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở được kiểm tra.

- Triển khai đảm bảo đúng tiến độ theo chỉ đạo của UBND, BCĐ huyện. Thông qua công tác kiểm tra phối hợp tuyên truyền chính sách, pháp luật mới ban hành.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về ATTP theo đúng yêu cầu của BCĐ huyện Thiệu Hóa.

II. Thời gian và phạm vi triển khai

1. Thời gian: Từ ngày 05/9 đến ngày 9/9/2022

2. Phạm vi triển khai: Trên toàn địa bàn xã

III. Các hoạt động triển khai

1. Công tác tuyên truyền.

Tuyên truyền rộng rãi trên hệ thống loa truyền thanh xã, thôn đến mọi người dân, phổ biến các nội dung của luật ATTP và các văn bản pháp quy về chất lượng VSATTP, tăng cường phố biến kiến thức, hướng dẫn lựa chọn thực phẩm an toàn, sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn, nâng cao vai trò trách nhiệm và tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các quy định về vệ sinh cơ sở vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm, vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.

Tuyên truyền phổ biến, giám sát việc thực hiện điều kiện cơ sở kiến thức và sức khỏe của người trực tiếp chế biến thực phẩm, vệ sinh an toàn trong chế biến, vận chuyển, bảo quản, kinh doanh, sử dụng thực phẩm và phụ gia thực phẩm. Hướng dẫn cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thực hiện các quy định của nhà nước về VSATTP, đối với thực phẩm có nguy cơ phải có giấy đủ điều kiện VSATTP.

Tuyên truyền lựa chọn thực phẩm bánh kẹo đặc biệt là bánh trung thu, bánh nướng, bánh dẻo, nên mua bánh Trung thu ở các cơ sở có tên tuổi đã có sự giám sát, kiểm tra của y tế và phải xem xét kỹ nhãn mắc của bánh ghi đầy đủ ngày sản xuất, hạn sử dụng.

Tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc rượu, không uống cồn công nghiệp và rượu có thể gây mù mắt và tử vong, không lạm dụng rượu bia trong ngày Tết, không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân, không uống rượu không rõ nguồn gốc, rượu không đạt tiêu chuẩn chất lượng, không uống khi đói hay đang uống thuốc điều trị, trẻ em dưới 16 tuổi không được uống bia rượu.

Tuyệt đối không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép.

2. Công tác kiểm tra.

Thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức đợt kiểm tra chất lượng VSATTP, nhằm phát hiện kịp thời xử lý nghiêm sai phạm và kiến nghị những giải pháp có hiệu quả nhằm khắc phục những tồn tại trong việc thực hiện quy định của pháp luật về chất lượng VSATTP.

2.1. Đối tượng kiểm tra

- Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, thực phẩm chế biến sẵn lưu thông trên thị trường, đặc biệt là cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống, rau củ quả…

- Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.

(có danh sách cơ sở kèm theo)

2.2. Nội dung kiểm tra.

a) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm:

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (đối với những cơ sở thuộc diện phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP).

- Giấy cam kết bảo đảm ATTP (đối với cơ sở thuộc diện phải ký cam kết).

- Giấy xác nhận sức khỏe, giấy xác nhận kiến thức về ATTP đối với chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Nhãn sản phẩm thực phẩm.

- Điều kiện bảo đảm ATTP về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, con người của cơ sở thực phẩm; thực hành an toàn thực phẩm.

- Xét nghiệm nhanh và lấy mẫu chuyển về các đơn vị kiểm nghiệm khi cần thiết.

- Các nội dung khác có liên quan.

b) Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố:

- Giấy cam kết bảo đảm ATTP (đối với cơ sở thuộc diện phải ký cam kết).

- Giấy chứng nhận sức khỏe, giấy xác nhận kiến thức về ATTP đối với chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, phục vụ ăn uống.

- Điều kiện bảo đảm ATTP về trang thiết bị, dụng cụ, con người của cơ sở thực phẩm; thực hành an toàn thực phẩm.

- Quy trình chế biến, bảo quản thực phẩm.

- Hồ sơ kiểm thực ba bước, lưu mẫu thức ăn.

- Nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, hương liệu thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; Giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm của các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ, sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.

- Nguồn nước dùng cho chế biến thực phẩm.

- Xét nghiệm nhanh và lấy mẫu chuyển về các đơn vị kiểm nghiệm khi cần thiết.

c. Đối với cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản

- Kiểm tra việc thực hiện cam kết sản xuất thực phẩm an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP thuộc phạm vi quản lý của Bộ nông nghiệp và PTNT

- Các nội dung khác có liên quan.

3. Phương pháp kiểm tra:

Đoàn kiểm tra xã tiến hành kiểm tra trực tiếp tại cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm. Trong quá trình kiểm tra chú trọng:

- Nghe báo cáo việc chấp hành các quy định bảo đảm ATTP cơ sở

- Thu thập tài liệu có liên quan

- Kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm.

- Lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính (nếu có)

- Phân tích, đánh giá hồ sơ liên quan an toàn thực phẩm.

- Báo cáo kết quả kiểm tra.

4. Xử lý vi phạm:

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng của Chính phủ, các bộ, ngành để xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm. Tuyệt đối không để thực phẩm không bảo đảm an toàn được phát hiện trong quá trình kiểm tra lưu thông trên thị trường.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Ban Nông nghiệp.

Thống kê, theo dõi, cập nhật thông tin về cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của UBND cấp xã theo phân cấp trên địa bàn. Xây dựng kế hoạch kiểm tra và hướng dẫn việc thực hiện cam kết đảm bảo ATTP đối với cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của UBND cấp xã; thực hiện giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, sử dụng sản phẩm thực phẩm; tham mưu Chủ tịch UBND cấp xã xử lý các hành vi vi phạm về chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP trên địa bàn.

2. Bộ phận văn hóa - xã hội.

Xây dựng nội dung tuyền truyền về đảm bảo ATTP dịp Tết Trung thu năm 2022. Viết bài tuyên truyền về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu phát trên hệ thống loa truyền thanh của các thôn và xã, tuyên truyền các quy định của nhà nước trong việc đăng ký kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, đơn vị kinh doanh nhóm mặt hàng theo quy định; tác hại của việc lạm dụng khi sử dụng các phụ gia làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, các quy định pháp luật có liên quan.

Treo băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền về ATTP dịp Tết Trung thu tại các trục đường chính vào các thôn và khu trung tâm xã.

3. Trạm Y tế.

- Phối hợp thực hiện các công việc có liên quan

- Cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra.

4. Công chức Kế toán.

Tham mưu lập dự toán kinh phí cụ thể cho các đợt kiểm tra đảm bảo kinh phí hoạt động.

5. Công chức Tư pháp.

- Chủ trì, phối hợp cùng đoàn kiểm tra tham mưu cho chủ tịch UBND trong việc thẩm định văn bản xử phạt vi phạm hành chính của các tổ chức cá nhân có liên quan vi phạm về ATTP.

- Phối hợp các công việc có liên quan khác.

6. Công an xã: Chủ trì phối hợp với đoàn kiểm tra thực hiện các biện pháp xử lý tình huống khi có phát hiện vi phạm về an toàn thực phẩm xảy ra, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về công tác kiểm tra cho đoàn kiểm tra thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ.

V. KINH PHÍ

- Nguồn kinh phí từ ngân sách dành cho chương trình ATTP của xã.

- Kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.

VI. CÔNG TÁC BÁO CÁO:

Kết thúc kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm trong địp Tết Trung thu 2022 BCĐ về quản lý VSATTP xã báo cáo kết quả thực hiện về UBND xã và Ban chỉ đạo về quản lý VSATTP huyện Thiệu Hóa trước ngày 17/9/2022.

Trên đây là Kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong địp Tết Trung thu 2022 . Trưởng Ban chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm xã Thiệu Duy yêu cầu các bộ phận, cơ quan, đơn vị có liên quan, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố và người tiêu dùng trên địa bàn xã nghiêm túc triển khai thực hiện kế hoạch này/

Nơi nhận:

- VPĐP về quản lý VSATTP huyện;

- TV ĐU- TTHĐND- UBND xã (để b/c);

- UB, MTTQ và các tổ chức đoàn thể (để g/s, p/h);

- Lưu VT, BCĐ.

TRƯỞNG BAN

CHỦ TỊCH UBND XÃ

Xuân Thuỷ

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT