Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
354387

Kiểm tra an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023

Đăng lúc: 09/01/2023 (GMT+7)
100%

- Kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão và Lễ hội Xuân 2023; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm; kiểm soát và xử lý nghiêm minh các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 09/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ THIỆU DUY


Số: /KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -– Tự do - Hạnh phúc

Thiệu Duy, ngày tháng năm 2023

KẾ HOẠCH

Kiểm tra an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Quý Mão

và mùa Lễ hội Xuân 2023

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão và Lễ hội Xuân 2023; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm; kiểm soát và xử lý nghiêm minh các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 09/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

- Kiểm soát không để xảy ra ngộ độc thực phẩm, nhất là ngộ độc tập thể, ngộ độc rượu do methanol.

- Đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

2. Yêu cầu

- Kiểm tra tại các cơ sở được dự kiến kiểm tra tại các kế hoạch đã được phê duyệt; kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm được tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và lễ hội, có yếu tố nguy cơ cao, các sản phẩm được cung ứng từ ngoài tỉnh như: Thịt, sản phẩm từ thịt, thủy sản, rau, quả… khi cần thiết; chú trọng phát hiện và xử lý nghiêm những cơ sở thực phẩm có hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm; đồng thời, kết hợp kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

- Kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, không gây khó khăn, phiền hà, làm cản trở hoạt động bình thường của cơ sở.

- Trong quá trình kiểm tra kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Thành lập đoàn kiểm tra, triển khai hoạt, kiểm tra, giám sát, bảo đảm đúng tiến độ theo sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND xã, Trưởng Ban Chỉ đạo xã.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Đối tượng kiểm tra

Đối tượng kiểm tra chủ yếu là các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và các Lễ hội như: Thịt, sản phẩm từ thịt, bia, rượu, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, phụ gia thực phẩm....

2. Nội dung kiểm tra

Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống; chú trọng kiểm tra chất lượng, an toàn của sản phẩm thực phẩm; nguồn gốc, xuất xứ; đăng ký bản công bố/tự công bố sản phẩm; ghi nhãn; quảng cáo; lấy mẫu kiểm nghiệm...

3. Thời gian thực hiện

Từ ngày 28/12/2022 đến ngày 10/3/2023.

III. XỬ LÝ VI PHẠM

1. Căn cứ để xử lý vi phạm

- Luật An toàn thực phẩm;

- Luật Xử lý vi phạm hành chính;

- Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

- Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Nghị định số 124/2021/NĐCP ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ;

- Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016;

- Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y;

- Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất 3 lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử;

- Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản;

- Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi;

- Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo;

- Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo;

- Các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2. Thực hiện xử lý vi phạm

- Đoàn kiểm tra ATTP khi phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật, tuyệt đối không để các thực phẩm không bảo đảm an toàn, không rõ nguồn gốc, không đúng quy định về ghi nhãn hoặc có các vi phạm khác lưu thông trên thị trường; không để các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn thực phẩm tiếp tục hoạt động khi chưa thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

- Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện các hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn thực phẩm, các đoàn thanh tra, kiểm tra chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để xử lý hình sự theo quy định.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

Kinh phí thực hiện kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã năm 2023 được trích từ nguồn kinh phí chương trình An toàn thực phẩm xã.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo

- Chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.

- Tham mưu cho UBND Ban thành lập đoàn kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán và Mùa Lễ hội xuân năm 2023

2. Công chức Văn hóa xã hội

- Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra; tham mưu cho Trưởng Ban chỉ đạo, Chủ tịch UBND xã xử lý đối với các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về quản lý ATTP trên dịa bàn, đề xuất chuyển cho cơ quan thanh tra chuyên ngành xử lý theo quy định của pháp luật đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có hành vi vi phạm quy định về ATTP.

- Tham mưu, phối hợp với các ban ngành để đăng tin, bài về công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ATTP; tuyên truyền các mô hình, điển hình, cách làm hay, sáng tạo trong công tác bảo đảm ATTP; công bố rộng rãi, kịp thời các vụ việc, hành vi vi phạm về ATTP để nhân dân biết và tránh sử dụng các sản phẩm thực phẩm không an toàn.

- Đài truyền thanh xã tăng cường thời lượng phát sóng các chuyên đề về ATTP ít nhất 2 lần/tuần và duy trì xuyên suốt trong cả năm.

Treo các băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền trên các tuyến đường chính, chợ Thiệu Duy.

2. Trạm Y tế.

- Phối hợp thực hiện, chủ trì xét nghiệm mẫu thực phẩm trong đợt kiểm tra.

4. Ủy ban MTTQ và các đoàn thể.

Phối hợp với đoàn kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm trên địa bàn xã.

5. Trách nhiệm của cơ sở được kiểm tra

Có trách nhiệm bố trí người có đủ thẩm quyền, đại diện cho cơ sở làm việc với đoàn kiểm tra, cung cấp đầy đủ số liệu, thông tin hồ sơ tài liệu, theo yêu cầu của đoàn kiểm tra và tạo điều kiện cho đoàn kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ.

6. Trách nhiệm của các Tổ giám sát cộng đồng về an toàn thực phẩm

Căn cứ kế hoạch này chuẩn bị các nội dung có liên quan phục vụ cho đoàn kiểm tra, chuẩn bị hồ sơ tài liệu có liên quan, báo cáo bằng văn bản, triệu tập đúng, đủ thành phần làm việc cùng đoàn.

Trên đây là kế hoạch kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023; yêu cầu các ban ngành,cá nhân có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện.

Nơi nhận: KT. CHỦ TỊCH

- Văn phòng UBND huyện (đểb/c); PHÓ CHỦ TỊCH

- Văn phòng điều phối về VSATTP huyện (đểb/c);

- Thường trực: Đảng ủy, HĐND xã (đểb/c);

- MTTQ, Đoàn thể(đểp/h);

- Trạm y tế xã (p/h)

- BCĐ về QL VSATTP xã (đểt/h);

- TGS cộng động thôn (để t/h) ; Lê Trọng Phương

- Đài truyền thanh xã phát tin;

- Lưu VT.


Kiểm tra an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023

Đăng lúc: 09/01/2023 (GMT+7)
100%

- Kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão và Lễ hội Xuân 2023; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm; kiểm soát và xử lý nghiêm minh các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 09/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ THIỆU DUY


Số: /KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -– Tự do - Hạnh phúc

Thiệu Duy, ngày tháng năm 2023

KẾ HOẠCH

Kiểm tra an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Quý Mão

và mùa Lễ hội Xuân 2023

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão và Lễ hội Xuân 2023; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm; kiểm soát và xử lý nghiêm minh các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 09/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

- Kiểm soát không để xảy ra ngộ độc thực phẩm, nhất là ngộ độc tập thể, ngộ độc rượu do methanol.

- Đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

2. Yêu cầu

- Kiểm tra tại các cơ sở được dự kiến kiểm tra tại các kế hoạch đã được phê duyệt; kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm được tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và lễ hội, có yếu tố nguy cơ cao, các sản phẩm được cung ứng từ ngoài tỉnh như: Thịt, sản phẩm từ thịt, thủy sản, rau, quả… khi cần thiết; chú trọng phát hiện và xử lý nghiêm những cơ sở thực phẩm có hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm; đồng thời, kết hợp kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

- Kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, không gây khó khăn, phiền hà, làm cản trở hoạt động bình thường của cơ sở.

- Trong quá trình kiểm tra kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Thành lập đoàn kiểm tra, triển khai hoạt, kiểm tra, giám sát, bảo đảm đúng tiến độ theo sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND xã, Trưởng Ban Chỉ đạo xã.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Đối tượng kiểm tra

Đối tượng kiểm tra chủ yếu là các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và các Lễ hội như: Thịt, sản phẩm từ thịt, bia, rượu, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, phụ gia thực phẩm....

2. Nội dung kiểm tra

Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống; chú trọng kiểm tra chất lượng, an toàn của sản phẩm thực phẩm; nguồn gốc, xuất xứ; đăng ký bản công bố/tự công bố sản phẩm; ghi nhãn; quảng cáo; lấy mẫu kiểm nghiệm...

3. Thời gian thực hiện

Từ ngày 28/12/2022 đến ngày 10/3/2023.

III. XỬ LÝ VI PHẠM

1. Căn cứ để xử lý vi phạm

- Luật An toàn thực phẩm;

- Luật Xử lý vi phạm hành chính;

- Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

- Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Nghị định số 124/2021/NĐCP ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ;

- Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016;

- Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y;

- Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất 3 lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử;

- Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản;

- Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi;

- Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo;

- Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo;

- Các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2. Thực hiện xử lý vi phạm

- Đoàn kiểm tra ATTP khi phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật, tuyệt đối không để các thực phẩm không bảo đảm an toàn, không rõ nguồn gốc, không đúng quy định về ghi nhãn hoặc có các vi phạm khác lưu thông trên thị trường; không để các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn thực phẩm tiếp tục hoạt động khi chưa thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

- Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện các hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn thực phẩm, các đoàn thanh tra, kiểm tra chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để xử lý hình sự theo quy định.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

Kinh phí thực hiện kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã năm 2023 được trích từ nguồn kinh phí chương trình An toàn thực phẩm xã.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo

- Chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.

- Tham mưu cho UBND Ban thành lập đoàn kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán và Mùa Lễ hội xuân năm 2023

2. Công chức Văn hóa xã hội

- Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra; tham mưu cho Trưởng Ban chỉ đạo, Chủ tịch UBND xã xử lý đối với các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về quản lý ATTP trên dịa bàn, đề xuất chuyển cho cơ quan thanh tra chuyên ngành xử lý theo quy định của pháp luật đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có hành vi vi phạm quy định về ATTP.

- Tham mưu, phối hợp với các ban ngành để đăng tin, bài về công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ATTP; tuyên truyền các mô hình, điển hình, cách làm hay, sáng tạo trong công tác bảo đảm ATTP; công bố rộng rãi, kịp thời các vụ việc, hành vi vi phạm về ATTP để nhân dân biết và tránh sử dụng các sản phẩm thực phẩm không an toàn.

- Đài truyền thanh xã tăng cường thời lượng phát sóng các chuyên đề về ATTP ít nhất 2 lần/tuần và duy trì xuyên suốt trong cả năm.

Treo các băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền trên các tuyến đường chính, chợ Thiệu Duy.

2. Trạm Y tế.

- Phối hợp thực hiện, chủ trì xét nghiệm mẫu thực phẩm trong đợt kiểm tra.

4. Ủy ban MTTQ và các đoàn thể.

Phối hợp với đoàn kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm trên địa bàn xã.

5. Trách nhiệm của cơ sở được kiểm tra

Có trách nhiệm bố trí người có đủ thẩm quyền, đại diện cho cơ sở làm việc với đoàn kiểm tra, cung cấp đầy đủ số liệu, thông tin hồ sơ tài liệu, theo yêu cầu của đoàn kiểm tra và tạo điều kiện cho đoàn kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ.

6. Trách nhiệm của các Tổ giám sát cộng đồng về an toàn thực phẩm

Căn cứ kế hoạch này chuẩn bị các nội dung có liên quan phục vụ cho đoàn kiểm tra, chuẩn bị hồ sơ tài liệu có liên quan, báo cáo bằng văn bản, triệu tập đúng, đủ thành phần làm việc cùng đoàn.

Trên đây là kế hoạch kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023; yêu cầu các ban ngành,cá nhân có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện.

Nơi nhận: KT. CHỦ TỊCH

- Văn phòng UBND huyện (đểb/c); PHÓ CHỦ TỊCH

- Văn phòng điều phối về VSATTP huyện (đểb/c);

- Thường trực: Đảng ủy, HĐND xã (đểb/c);

- MTTQ, Đoàn thể(đểp/h);

- Trạm y tế xã (p/h)

- BCĐ về QL VSATTP xã (đểt/h);

- TGS cộng động thôn (để t/h) ; Lê Trọng Phương

- Đài truyền thanh xã phát tin;

- Lưu VT.


CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT