Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
354387

Xã Thiệu Duy phát triển mô hình cây ăn quả gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm

Đăng lúc: 12/12/2022 (GMT+7)
100%

Những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Thiệu Duy đã đẩy mạnh dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đối cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhất là cây ăn quả. Nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư, phát huy tối đa hiệu quả sản xuất trên cùng diện tích canh tác và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Xã Thiệu Duy phát triển mô hình cây ăn quả gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm

Những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Thiệu Duy đã đẩy mạnh dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đối cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhất là cây ăn quả. Nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư, phát huy tối đa hiệu quả sản xuất trên cùng diện tích canh tác và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Hiện nay, toàn xã có 7,8 ha cây ăn quả các loại như: Bưởi diễn, cam, quýt, na dai, mít thái, hồng xiêm… mang lại thu nhập cao cho nông dân. Nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập, thời gian qua xã Thiệu Duy đã tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi diện tích sản xuất, đất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế thấp, khó canh tác sang trồng cây ăn quả theo hướng tập trung.

Vận động người dân tham gia các lớp khởi sự kinh doanh, đào tạo bồi dưỡng kiến thức về xây dựng thương hiệu theo chuỗi giá trị, đạt tiêu chuẩn OCOP, đầu ra của sản phẩm theo chương trình mỗi xã một sản phẩm gắn với xây dựng Nông thôn mới nâng cao do huyện tổ chức; phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, chiết, ghép cây ăn quả.

Điển hình như gia đình ông Lê Văn Cao ở thôn Xử Nhân (xã Thiệu Duy) đã đầu tư, cải tạo 1,4ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng bưởi. Hiện nay gia đình ông có 350 gốc bưởi đang trong thời gian cho thu hoạch. Mỗi năm gia đình ông thu hoạch được 25-30 tấn bưởi, chủ yếu được bán tại địa phương và được khách hàng đặt mua định kỳ.

Cùng với bưởi, gia đình còn có khoảng 200 gốc đào và 200 gốc quýt phục vụ vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Sau khi trừ các chi phí, tổng lợi nhuận của vườn cây đạt từ 250 đến 300 triệu đồng/ năm.

Tại thôn Đông Hòa, gia đình ông Lê Xuân Thư, Hội viên Hội Nông dân xã Thiệu Duy, hiện có 1.000 gốc ổi, 150 gốc mít, 60 gốc bơ, 100 gốc hồng xiêm và 100 gốc bưởi. Phần lớn diện tích cây ăn quả của gia đình ông được trồng theo hướng hữu cơ. Biện pháp này đã giảm lượng phân bón hóa học, tăng khả năng chống chịu được sâu bệnh, giúp cây trồng ra hoa, đậu quả và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trong thời gian tới, xã Thiệu Duy tiếp tục vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả, bền vững; lựa chọn cây giống chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương; tăng cường liên kết, tìm kiếm mở rộng thị trường cho nông sản; triển khai các chính sách hỗ trợ vốn vay giúp phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân; tiếp tục ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm... Từ đó góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, phát triển theo hướng nông sản sạch theo chuỗi giá trị, lựa chọn sản phẩm trái cây tiêu biểu lập hồ sơ đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xếp hạng sản phẩm OCOP gắn với xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Từ những cơ chế, chính sách ưu đãi, sự quan tâm đầu tư về khoa học - kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, xây dựng thương hiệu cũng như sự nỗ lực, thay đổi tư duy trong sản xuất của nông dân, việc dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng sẽ là điểm nhấn trong ngành nông nghiệp của xã Thiệu Duy, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao bền vững.

Xã Thiệu Duy phát triển mô hình cây ăn quả gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm

Đăng lúc: 12/12/2022 (GMT+7)
100%

Những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Thiệu Duy đã đẩy mạnh dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đối cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhất là cây ăn quả. Nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư, phát huy tối đa hiệu quả sản xuất trên cùng diện tích canh tác và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Xã Thiệu Duy phát triển mô hình cây ăn quả gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm

Những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Thiệu Duy đã đẩy mạnh dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đối cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhất là cây ăn quả. Nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư, phát huy tối đa hiệu quả sản xuất trên cùng diện tích canh tác và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Hiện nay, toàn xã có 7,8 ha cây ăn quả các loại như: Bưởi diễn, cam, quýt, na dai, mít thái, hồng xiêm… mang lại thu nhập cao cho nông dân. Nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập, thời gian qua xã Thiệu Duy đã tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi diện tích sản xuất, đất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế thấp, khó canh tác sang trồng cây ăn quả theo hướng tập trung.

Vận động người dân tham gia các lớp khởi sự kinh doanh, đào tạo bồi dưỡng kiến thức về xây dựng thương hiệu theo chuỗi giá trị, đạt tiêu chuẩn OCOP, đầu ra của sản phẩm theo chương trình mỗi xã một sản phẩm gắn với xây dựng Nông thôn mới nâng cao do huyện tổ chức; phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, chiết, ghép cây ăn quả.

Điển hình như gia đình ông Lê Văn Cao ở thôn Xử Nhân (xã Thiệu Duy) đã đầu tư, cải tạo 1,4ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng bưởi. Hiện nay gia đình ông có 350 gốc bưởi đang trong thời gian cho thu hoạch. Mỗi năm gia đình ông thu hoạch được 25-30 tấn bưởi, chủ yếu được bán tại địa phương và được khách hàng đặt mua định kỳ.

Cùng với bưởi, gia đình còn có khoảng 200 gốc đào và 200 gốc quýt phục vụ vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Sau khi trừ các chi phí, tổng lợi nhuận của vườn cây đạt từ 250 đến 300 triệu đồng/ năm.

Tại thôn Đông Hòa, gia đình ông Lê Xuân Thư, Hội viên Hội Nông dân xã Thiệu Duy, hiện có 1.000 gốc ổi, 150 gốc mít, 60 gốc bơ, 100 gốc hồng xiêm và 100 gốc bưởi. Phần lớn diện tích cây ăn quả của gia đình ông được trồng theo hướng hữu cơ. Biện pháp này đã giảm lượng phân bón hóa học, tăng khả năng chống chịu được sâu bệnh, giúp cây trồng ra hoa, đậu quả và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trong thời gian tới, xã Thiệu Duy tiếp tục vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả, bền vững; lựa chọn cây giống chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương; tăng cường liên kết, tìm kiếm mở rộng thị trường cho nông sản; triển khai các chính sách hỗ trợ vốn vay giúp phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân; tiếp tục ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm... Từ đó góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, phát triển theo hướng nông sản sạch theo chuỗi giá trị, lựa chọn sản phẩm trái cây tiêu biểu lập hồ sơ đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xếp hạng sản phẩm OCOP gắn với xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Từ những cơ chế, chính sách ưu đãi, sự quan tâm đầu tư về khoa học - kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, xây dựng thương hiệu cũng như sự nỗ lực, thay đổi tư duy trong sản xuất của nông dân, việc dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng sẽ là điểm nhấn trong ngành nông nghiệp của xã Thiệu Duy, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao bền vững.

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT